Bật mí cách bảo dưỡng máy phát điện ô tô phù hợp, an toàn
Sau một thời gian sử dụng nhất định, các bộ phận bên trong, đặc biệt là máy phát điện sẽ xảy ra nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới khả năng vận hành của xe. Đó là lý do mà người dùng nên tiến hành bảo dưỡng máy phát điện ô tô định kỳ. Vậy cách kiểm tra và bảo quản sẽ được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết cụ thể ngay sau đây!
Tham khảo thêm: Cấu tạo máy khởi động
Contents
Một số lỗi hỏng hóc thường gặp của máy phát điện ô tô
Máy phát điện ô tô là một bộ phận quá quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi chiếc xe. Đây là nơi giúp chuyển đổi năng lượng và cung cấp điện để xe có thể hoạt động. Sau một thời gian sử dụng, máy phát điện sẽ thường xảy ra một số vấn đề như sau:
- Chổi than: Là một chi tiết nhỏ bên trong máy phát điện, có nhiệm vụ truyền và kết nối điện với Stato và Roto. Khi chổi than hỏng, việc kết nối điện cũng sẽ bị gián đoạn.
Các lỗi chổi than hỏng thường gặp như: bị oxi hóa vì sử dụng lâu ngày, lò xo của chổi bị hỏng, chổi bị kênh,…
- Cuộn Roto: Là nam châm nằm bên trong cuộn Stator, giúp tạo ra từ trường biến thiên, tương tác lên dây quấn và xuất hiện dòng điện. Khi cuộn Roto hỏng thì từ trường không được tạo ra và cũng sẽ không xuất hiện dòng điện.

- Cuộn Stator: Bao gồm lõi và cuộn dây đặt ở khung trước, giúp tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha. Khi cuộn Stator bị chạm mạch hoặc đứt, dòng điện xoay chiều sẽ không được tạo ra và không thể cung cấp năng lượng cho hệ thống của xe.
- Cuộn kích: Hỗ trợ truyền dẫn từ thông, nếu xảy ra vấn đề, ở đầu cuộn kích thì từ thông sẽ bị giảm. Khi đó, dòng điện không thoát ra được, khiến cho điện áp bị yếu và gây ảnh hưởng đến động cơ, máy phát điện ô tô.
- Bộ tiết chế: Hỗ trợ điều chỉnh điện áp phát ra từ máy phát điện luôn ở trạng thái ổn định. Nếu bộ tiết chế bị hư thì dòng điện sẽ khó kiểm soát và gây ra tình trạng hệ thống đèn, khả năng khởi động xe không ổn định, chập chờn.
Khi các bộ phận nêu trên bị hư hỏng, gặp trục trặc thì sẽ rất dễ gây ảnh hưởng tới động cơ và máy phát điện của xe. Do đó, người dùng cần tiến hành bảo dưỡng máy phát điện ô tô định kỳ để có thể phát hiện và khắc phục kịp thời.

Tại sao cần phải bảo dưỡng máy phát điện ô tô?
Như đã đề cập trên, mỗi thiết bị điện tử trên xe cần có năng lượng để hoạt động. Chúng đều dựa vào việc cung cấp điện năng từ chính máy phát điện, do đó bộ phận này luôn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi chiếc xe.
Khi hệ thống máy phát điện xảy ra trục trặc, toàn bộ hoạt động của xe sẽ tạm ngừng và không thể hoạt động. Điều này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng của các thiết bị khác bên trong xe.
Do đó, người dùng cần tiến hành bảo quản máy phát điện ô tô định kỳ để sớm phát hiện vấn đề và xử lý ngay lập tức. Nhờ vậy, sẽ giúp duy trì sự ổn định quá trình làm việc của động cơ, nâng cao sự bền bỉ và giảm thiểu các thiệt hại không mong muốn.
Bên cạnh đó, cách làm này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được nhiên liệu, giảm bớt các chi phí không cần thiết khi sửa chữa, vận hành và đảm bảo an toàn cho máy phát điện và cả xe.

Tham khảo thêm: Đèn pha ô tô
Bao lâu thì nên bảo trì máy phát điện ô tô một lần?
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, thời gian trung bình để tiến hành bảo dưỡng máy phát điện định kỳ là từ 3 – 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, khi máy phát điện đã hoạt động được 4 – 8 năm, hoặc di chuyển hơn 150.000km thì nên tiến hành thay mới. Thời gian có thể điều chỉnh tùy theo mức độ khấu hao của máy phát điện.
Trên thực tế, để đảm bảo đúng kỹ thuật, máy phát điện thường sẽ được bảo dưỡng theo lộ trình tương ứng khác nhau, đồng thời kiểm tra định kỳ các chi tiết, bộ phận liên quan để phát hiện hỏng hóc và khắc phục kịp thời.
Quy trình bảo dưỡng máy phát điện ô tô
Thông thường, lịch bảo quản máy phát điện ô tô sẽ được chia ra thành 4 giai đoạn tương ứng với cách thức kiểm tra, thay thế khác nhau. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những yêu cầu riêng biệt, cụ thể, người dùng chỉ cần tuân thủ theo lịch bảo dưỡng là có thể giúp mát phát điện hoạt động được ổn định và an toàn.

Lịch bảo trì máy phát điện ô tô sẽ bao gồm 4 giai đoạn như sau:
Bảo trì chế độ A: Định kỳ 6 tháng/lần (Bảo trì)
Trong lần đầu, máy phát điện chưa có nhiều tác động và ảnh hưởng, do đó quá trình sẽ diễn ra khá nhanh chóng với những nội dung kiểm tra sau đây:
- Kiểm tra tình trạng rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát,… của động cơ.
- Kiểm tra tình trạng vận hành máy, thông số trên đồng hồ và hệ thống an toàn.
- Kiểm tra tiếng động lạ khi đề nổ và vận hành xe.
- Kiểm tra tình trạng của bộ áp lực nhớt.
- Kiểm tra hệ thống khí nạp/xả, tình trạng ống thông hơi và độ căng đai.
- Kiểm tra hiệu điện thế và khả năng hoạt động của cánh quạt.
Sau đây là một số bộ phận của máy phát điện cần được bảo trì, bao gồm: thay bộ lọc nhiên liệu, thay nhớt – dầu máy định kỳ và vệ sinh bộ lọc gió ô tô.

Tham khảo thêm: Vị trí cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Bảo dưỡng chế độ B: 500 giờ – 12 tháng/lần (Tiểu tu)
Sau khi đã hoạt động được khoảng 500 giờ – 12 tháng, tiếp tục tiến hành bảo dưỡng máy phát điện ô tô ở chế độ B. Chế độ này sẽ kiểm tra và thay thế nhiều chi tiết của máy phát điện, giúp đảm bảo hiệu suất làm việc ổn định. Bao gồm:
- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát và châm thêm nếu cần thiết.
- Kiểm tra bộ phận lọc khí và tiến hành vệ sinh nếu chúng bám đầy bụi bẩn.
- Kiểm tra các đường ống, mối nối để đảm bảo chúng không bị đứt hoặc yếu, dẫn đến tình trạng chập cháy khi vận hành.
- Kiểm tra độ chắc chắn của dây đai và thay thế nếu bị hỏng hoặc nứt vỡ.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của bộ tản nhiệt và hệ thống cánh quạt động cơ.
- Điều chỉnh và kiểm tra hiệu điện thế về mức ổn định.
- Tiến hành thay thế bộ lọc gió mới (nếu cần thiết).
Một số các chi tiết cần phải tiến hành thay mới như:
- Lọc và thay thế dầu, nhớt, nước, lọc gió (nếu cần).
- Thay thế nước làm mát định kỳ.
- Chạy thử máy và kiểm tra tổng thể để phát hiện vấn đề phát sinh.

Bảo trì chế độ C: 2000 giờ (4 – 7 năm)/lần (Trùng tu lần 1)
Sau khi ô tô sử dụng được khoảng 4 – 7 năm, khi đó tuổi thọ, hiệu suất vận hành của máy phát điện và những bộ phận liên quan sẽ có dấu hiệu suy giảm. Vậy nên, đối với lần bảo trì này, người dùng xác định sẽ phải tốn một khoản chi phí cho việc kiểm tra và thay thế các linh kiện quan trọng. Bao gồm những nội dung như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ của máy phát điện.
- Điều chỉnh béc phun & khe hở Xupap.
- Bôi thêm mỡ bánh căng đai cho phần ngoài động cơ.
- Kiểm tra và thay thế các đường ống bị hư hỏng, mài mòn,…
- Xác định lượng điện còn lại trong bình và thay mới nếu không đủ.
- Vặn chặt các bu lông bị lỏng, đồng thời kiểm tra lại toàn bộ máy phát điện.
- Tiến hành kiểm tra và đo đầu phát điện.
Các bộ phận mà người dùng cần tiến hành thay thế: bộ lọc của nhớt, nước, nước làm mát và nguyên liệu đã cũ; thay dây curoa trục và máy sạc bình; thay van ống, bổ sung nhiên liệu.

Bảo trì chế độ D: 6000 giờ (7 – 10 năm)/lần (Trùng tu lần 2)
Đây là khoảng thời gian hoạt động tối đa công suất của máy phát điện, khi đó người dùng cần tiến hành trùng tu lần 2 để đảm bảo việc vận hành được ổn định. Các nội dung bảo dưỡng máy phát điện ô tô lần 2 bao gồm:
- Lặp lại giai đoạn trùng tu lần 1 (chế độ C).
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống làm mát ô tô.
- Vệ sinh sạch sẽ và điều chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu vào máy.
- Dùng máy phun hơi nước nóng để vệ sinh và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát của xe.
Một số bộ phận cần tiến hành thay thế như: puli (cánh quạt, giảm chấn, bơm nước), bộ tăng áp/giảm chấn, máy phát sạc bình, bơm cao áp, bơm nhớt dưới gate, khí nạp và đường ống dẫn nước.

Tham khảo thêm: Cấu tạo trục khuỷu
Một số mẹo giúp máy phát điện ô tô luôn ở trạng thái ổn định, tốt nhất
Ngoài việc nắm rõ cách bảo dưỡng máy phát điện ô tô phù hợp, sau đây là một số chia sẻ về cách sử dụng hiệu quả, phù hợp và ổn định nhất, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cho chủ xe.
Giữ gìn vệ sinh máy phát điện luôn sạch sẽ
Tình trạng máy phát điện bám đầy bụi bẩn là nguyên nhân chủ yếu khiến cho máy bị hư hỏng. Do đó, người dùng cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, tránh để bụi bám vào bên trong gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của máy phát điện.
Hạn chế sử dụng nhiều tải điện cùng lúc
Hạn chế sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc, gây ra quá tải và sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng nặng của máy phát điện.
Kiểm tra và thay dây Curoa (dây đai) đúng lúc
Dây đai là một bộ phận quan trọng, giúp truyền tải công suất từ động cơ cho đến phụ tải của hệ thống điện. Vậy nên, khi thấy dây Curoa có dấu hiệu bị căng, trùng, lão hóa, sờn, nứt,… thì cần tiến hành thay mới lập tức để đảm bảo hiệu suất hoạt động được ổn định.
Theo khuyến cáo, người dùng nên thay dây Curoa định kỳ 70.000 – 100.000 km và thời gian có thể thay đổi tùy vào tình trạng hỏng hóc của bộ phận.

Tham khảo thêm: Ba đờ sốc là gì
Bảo dưỡng hệ thống điện và xe định kỳ
Tiến hành bảo dưỡng máy phát điện ô tô định kỳ để kiểm tra và phát hiện kịp thời các lỗi hỏng hóc, giúp tìm ra phương án xử lý phù hợp nhất. Đồng thời, người dùng cần khởi động xe đúng cách và làm sạch các chi tiết ở đầu/cuối của pin.
Qua bài viết trên, người dùng đã có thể hiểu rõ cách bảo dưỡng máy phát điện ô tô phù hợp, hiệu quả theo từng lộ trình tương ứng. Bên cạnh đó, người dùng có thể áp dụng những bí quyết giúp giữ cho máy phát điện luôn ở trạng thái tốt nhất. Ngoài ra, nếu mọi người đang băn khoăn tìm nơi mua bán phụ tùng hợp lý, uy tín, chất lượng thì xin hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với Phụ Tùng Đại An để được tư vấn cụ thể thêm.