Bệnh đậu mùa khỉ là gì và nó lây qua đường nào? Mức độ nghiêm trọng ra sao? Cần làm gì để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ? Đó là những câu nghi vấn luôn được nhiều người hiện nay quan tâm. Thấu hiểu được những lo lắng ấy bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về bệnh đậu mùa khỉ. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Bạn viết liên quan:
Contents
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu khỉ khá phổ biến ở nhiều nước hiện nay, nó xuất phát và được tạo nên từ một loại virus có họ hàng với bệnh đậu mùa. Dù là mối lo ngại của nhiều người và tốc độ lây lan cũng khá nhanh nhưng khi mắc phải bệnh thì chỉ sau tầm khoảng 2 tuần là có thể hết bệnh và khả năng tử vong cũng không cao.
Theo các chuyên gia và bác sĩ cho biết thì bệnh đậu mùa khó có thể truyền nhiễm hay lây lan cho người khác hơn so với bệnh Covid-19. Tuy nhiên nếu không có biện pháp hay vắc xin để điều trị thì nó được xem là một mối đe dọa nguy hiểm cho con người bởi những diễn biến nặng từ bệnh này gây nên.
Đọc thêm: Sốt xuất huyết có bị lây không
Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ

Chúng ta vừa điểm qua đôi chút về khái niệm của bệnh đậu mùa. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh đậu mùa là gì các bạn đã biết chưa? Thực tế nhiều người hiện nay khi nghe đến tên của căn bệnh này điều nghĩ nguyên nhân gốc rễ hình thành nên loại bệnh là do con khỉ nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Theo các nhà khoa học cho hay thì chủng virus tạo nên bệnh đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus và nó được phát hiện ở ổ dịch giống với bệnh đầu mùa ở khỉ nên từ đó nó mới được gọi là bệnh đậu mùa khỉ.
Ngoài ra, theo một số tài liệu cũng như là các chuyên gia nói rằng căn bệnh đầu mùa có thể xuất phát từ các loài gặm nhấm nhưng điều này vẫn chưa được xác minh rõ ràng và chưa được xem là thông tin chính xác.
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Một số triệu chứng khi người bệnh bắt đầu mắc phải bệnh đậu mùa khỉ như sau:
- Người bệnh sẽ bị sốt, có triệu chứng đau đầu một cách dữ dội, mỏi mệt, đừ người, nhức mỏi mình mẩy, đau lưng, đau các cơ, có cảm giác ớn lạnh và đặc biệt là cơ thể sẽ bị nổi các hạch nhỏ.
- Sau đó tầm khoảng 1-3 ngày thì người bệnh đậu mùa khỉ có thể sẽ bị phát ban và có triệu chứng nổi dấu chấm đỏ toàn cơ thể đặc biệt là ở các vị trí như phần mặt, bàn tay, bàn chân, vùng mắt, quanh miệng.
Những nốt chấm đỏ trên cơ thể do phát ban gây ra lúc đầu sẽ mọc trên mặt và đụng vào sẽ có cảm giác sần sùi và cộm nhưng một vài ngày sau nó sẽ thành mụn chứa nước và to hơn trước rồi sau đó nó mới chuyển dần sang mụn mủ và dần bị khô lại. Đối với bệnh đậu khỉ người bệnh chỉ mất khoảng 2-3 tuần là có thể tự khỏi bệnh. Vì thế không cần phải sử dụng các cách điều trị bệnh đặc biệt.
Đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Bệnh đậu mùa khỉ là loại bệnh có rất nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau từ cơ thể người đến cơ thể người hoặc cũng có trường hợp từ động vật sang người. Nếu bạn đang sinh sống và cùng sinh hoạt chung với người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì khả năng bị nhiễm bệnh rất cao. Một số nguồn lây trực tiếp từ những người bị bệnh đậu mùa khỉ là: Khi tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh, từ chất lỏng bên trong các nốt chấm hoặc trong cơ thể người bệnh, niêm mạc của người nhiễm bệnh, tiếp xúc với các dụng cụ đồ dùng sinh hoạt của người bệnh, các giọt bắn từ đường hô hấp, Tiếp xúc trực tiếp với các vết thương bị lở loét vì các mụn do bệnh phát ban gây ra ở cơ thể người bệnh. Ngoải ra, loại bệnh này còn có thể lây từ mẹ sang thai nhi hoặc trẻ sơ sinh mới đẻ mà tiếp xúc gần với người mẹ đang bị nhiễm đậu mùa khỉ cũng có khả năng cao dễ bị nhiễm bệnh.
Bệnh đậu khỉ có nguy hiểm không?

Rất nhiều người hiện nay đặt câu hỏi là bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không và có những biến chứng gì để lại sau khi mắc bệnh không? Theo như số liệu và những diễn biến xảy ra thực tế thì số lượng người tử vong do đậu mùa khỉ chỉ dao động từ 3-6% và trong đó phần trăm số lượng trẻ tử vong chiếm tỉ lệ cao nhất. Vậy có thể nói rằng bệnh đậu mùa khỉ không quá nguy hiểm hay nghiêm trọng nhưng đâu đó nó vẫn thuộc loại bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Vì vậy, không nên chủ quan mà cần phải có phương pháp điều trị và phòng ngừa thật cẩn thận.
Một số biến chứng để lại của bệnh đậu mùa khỉ:
- Các nốt chấm đỏ bị lở loét có thể để lại dấu hoặc da sau khi hết bệnh có thể bị bong tróc thành từng lớp lớn và trở nên không còn mịn và thẩm mỹ như trước.
- Có thể dẫn đến nguy cơ bị mất thị lực và bị nhiễm trùng giác mạc.
- Có thể bị viêm mô não và viêm phế quản phổi.
- Có thể bị nhiễm trùng máu.
Tham khảo thêm: Cách trị tay chân miệng tại nhà
Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ

Dù hiện nay ở Việt Nam căn bệnh này chưa quá phổ biến và chưa ghi nhận được ca bệnh đậu mùa khỉ nào cả. Tuy nhiên nó vẫn là loại bệnh mà mọi người dân cần phải phòng ngừa và cảnh giác cao để có thể ngăn chặn tình trạng lây lan và sinh bệnh. Sau đây là một số phương pháp giúp người dân có thể áp dụng để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ.\
- Đầu tiên để ngăn ngừa được bệnh đầu mùa khỉ thì người dân cần đi tiêm vaccine phòng bệnh.
- Tránh xa các loài động đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh và động vật đã chết tại các nơi có người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
- Người có dấu hiệu hoặc đang bị bị bệnh đậu mùa khỉ cần được cách ly riêng biệt.
- Không được sử dụng hoặc đụng vào các đồ dùng cá nhân của người đang bị nhiễm bệnh.
- Ăn uống sạch sẽ, đồ ăn thức uống phải rõ nguồn gốc, ăn chín và uống nước phải sôi.
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên.
Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh đậu mùa khỉ. Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn có thể hiểu hơn về loại bệnh này và từ đó có được sự cảnh giác cao và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế được các tác nhân gây bệnh và tránh được sự lây lan trong công đồng.
>>> Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm thuốc trị các bệnh về hô hấp được chiết xuất 100% từ dược liệu thì hãy ghé VPO PHARCO để có được sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.