Để đảm bảo công trình có độ bền vững, chắc chắn và an toàn về lâu về dài thì đất nền phải được thi công kỹ lưỡng. Nền móng vững chắc, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thì tuổi thọ công trình mới có thể kéo dài. Một trong những bước cực kỳ quan trọng trong khâu chuẩn bị đất nền đó chính là san lấp mặt bằng. Vậy san lấp mặt bằng là gì? Có những phương pháp san lấp thông dụng nào hiện nay? Quy trình san lấp công trình đúng chuẩn gồm những bước nào? Cùng LHC tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Contents
San lấp mặt bằng là gì?
San lấp mặt bằng là việc đào những khu vực đất cao rồi vận chuyển đến các khu vực có đất nền thấp hơn, cuối cùng tạo nên độ bằng phẳng nhất định cho mặt bằng công trình. Việc san lấp giúp chủ đầu tư dễ dàng điều chỉnh địa hình của khu vực nền đất cần xây dựng, tạo độ dốc phù hợp với bản vẽ thiết kế công trình.
Quá trình san lấp không chỉ nhằm mục đích tạo địa hình phù hợp cho việc xây dựng. Hơn thế nó còn giúp đảm bảo độ vững chắc và an toàn cho toàn bộ công trình. Cụ thể hơn, công tác san phẳng đất nền thường bao gồm: đào đất, vận chuyển đất và đắp đất. Nguồn đất san lấp có thể lấy trong phạm vi công trường hoặc có thể liên hệ với nguồn bổ trợ bên ngoài phạm vi xây dựng.
Những phương pháp san lấp mặt bằng thông dụng hiện nay
Phương pháp san lấp bằng cát
Đây là phương pháp san lấp phù hợp với các công trình có nền đất yếu, ẩm thấp và dễ trũng ngập khi có mưa lớn. Việc sử dụng cát để san lấp mặt bằng giúp tạo nền móng vững chắc, ổn định cũng như củng cố lại kết cấu yếu kém của nền đất cũ. Cát được sử dụng phổ biến trong công tác san lấp là bởi vật liệu này có độ nén rất cao, tạo độ chắc chắn nhất định cho nền móng thi công.

San lấp mặt bằng với đá dăm
So với cát, đá dăm có kết cấu bền, chắc chắn và độ cứng cao hơn. Phương pháp thi công san lấp mặt nền với nguyên liệu đá dăm sẽ mang đến độ bền chắc cao hơn nhiều lần so với khi sử dụng cát. Nguồn nguyên liệu đá dăm cũng có giá thành khá rẻ, được phân phối rộng rãi tại các cơ sở.
Sử dụng xà bần trong san lấp mặt bằng
Xà bần cũng là một trong những nguyên vật liệu thông dụng trong san lấp mặt bằng. Xà bần được cấu tạo gồm: xi măng, gạch, vữa,… với kết cấu bền chặt giúp tạo nên kết cấu đất nền ổn định. Song giá thành của nguyên liệu này lại cực kỳ rẻ, được ưa chuộng sử dụng cho nhiều công trình khác nhau.

Phương pháp san lấp mặt bằng với đá cấp phối
Đá cấp phối là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong công tác san lấp, được hình thành từ đá dăm và đá mi bụi. Loại vật liệu này có đặc tính kết dính cực kỳ cao, chính vì vậy chuyên được sử dụng cho các công trình thi công san lấp nền móng, nền cầu đường,…
Quy trình san lấp mặt bằng
Bước 1 – Dọn dẹp mặt bằng thi công: Bao gồm việc thu dọn tất cả các chướng ngại vật cản trở thi công như: gạch đá, cây cối, cốt vữa,… giúp cho quá trình san phẳng được diễn ra thuận lợi.
Bước 2 – Loại bỏ lớp đất bên trên: Sử dụng các phương tiện cơ giới để loại bỏ lớp bùn phủ trên mặt nền cũng như các loại rác thải. Tiếp theo tiến hành tiêu thoát để giải phóng bề mặt thi công.
Bước 3 – Tiến hành đào đất: Tiến hành đào các khu vực đất theo đúng độ sâu trên bản vẽ thi công.
Bước 4 – Tiến hành đắp đất: Thực hiện đắp đất theo đúng sự chỉ đạo của chủ đầu tư, đắp cả mặt bằng và chân taluy. Với các khu vực đất xốp hay dễ xói mòn thì cần tháo dỡ và đắp lại cho chắc chắn.
Bước 5 – Tiến hành dầm đất: được thực hiện với mục đích làm chặt đất trên mặt để tạo độ nén và đảm bảo độ vững chắc cho mặt nền thi công. Công tác dầm đất nền được thực hiện đúng kỹ thuật thì công trình càng vững chắc, an toàn.

Bước 6: Thi công rãnh thoát nước: Rãnh thoát nước được thi công dọc theo phần mép đất (tối ưu nhất là cách 3m).
Bước 7: Kiểm tra và nghiệm thu: Tiến hành nghiệm thu công trình thông qua các yếu tố: độ dốc của móng, độ cao mặt nền, chất lượng đất đắp,… Bước này vô cùng quan trọng để đảm bảo mặt nền san lấp đạt chất lượng, độ bền vững theo yêu cầu.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trên đây của LHC đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn: “San lấp mặt bằng là gì?” cũng như các phương pháp thi công san lấp thông dụng hiện nay. Quy trình thi công san lấp được thực hiện đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo được độ bền vững và chất lượng công trình. Các chủ đầu tư có thể áp dụng các thông tin trên đây để theo dõi, giám sát quy trình thực hiện một cách hiệu quả.
Địa chỉ: Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Điện thoại: (028) 3937 5599 – (+84) 906 938 599
Fax: (028) 3781 8940