Các tiêu chuẩn thiết kế, bố trí nhà vệ sinh đẹp

Nội - Ngoại thất

Nhà vệ sinh là một bộ phận không thể thiếu của một căn nhà, mọi người thường không quá chú trọng đến thiết kế nhà vệ sinh mà chỉ quan tâm đến yếu tố phù hợp và tiện cho việc sử dụng là được.

Tuy nhiên theo quan điểm của nhiều người thì phải thiết kế nhà vệ sinh sao cho sạch đẹp và đảm bảo các yếu tố cơ bản trong cách bố trí để mang lại sự thoải mái nhất khi sử dụng. Dưới đây là một số tiêu chuẩn trong cách thiết kế nhà vệ sinh bạn có thể tham khảo.

 

 

Tiêu chuẩn về kích thước nhà vệ sinh

Đối với những nhà vệ sinh có diện tích nhỏ thì khi thiết kế cần chú ý để các thiết bị như vòi sen tắm, chậu rửa mặt cũng như bồn cầu không bị chồng chéo nhau, có thể lựa chọn đưa bồn rửa ra ngoài để tiết kiệm không gian, ngoài ra còn giúp thuận tiện hơn khi có người cần sử dụng bồn rửa mặt trong khi có người đang tắm cùng một lúc. 

Đối với phòng vệ sinh có diện tích lớn hơn khoảng 4m2 đến 6m2 thì sẽ dễ dàng bố trí thiết bị hơn, bên cạnh đó còn có thể sử dụng thêm một số đồ nội thất phòng tắm như kệ tủ nhỏ hay bồn tiểu nam… Hai loại phòng tắm này đều thích hợp cho các dạng nhà ống có diện tích hẹp. 

Đối với nhà vệ sinh có diện tích rộng rãi thì có thể thoải mái bố trí nội thất để sử dụng tiện lợi nhất như bồn tắm, bệ rửa mặt, xông hơi… hoặc là tủ kệ đựng đồ, cây xanh…

Tiêu chuẩn về chiều cao lắp đặt Lavabo

Để lắp đặt lavabo như thế nào cho phù hợp thì cần phải căn theo chiều cao tiêu chuẩn của các thành viên trong gia đình, tiêu chuẩn sẽ là 80cm đến 85cm, tuy nhiên phải chú ý đến độ cao tối thiểu để tránh tình trạng bị văng nước. 

Không nên lắp đặt bồn rửa quá thấp sẽ khiến cho những người cao phải cúi lưng xuống quá thấp, dễ mỏi lưng. Đối với người lớn thì chiều cao tiêu chuẩn sẽ từ 80-85cm, và 50-60cm đối với trẻ em, và đừng quên bố trí bồn rửa gần cửa, chứ không nên bố trí quá sâu phía trong nhà tắm.

 

Phân khu vực theo chức năng trong phòng tắm

Theo thiết kế của một phòng tắm thông thường sẽ có 3 khu chức năng chính đó là rửa – cầu – tắm phân làm 2 khu vực khô và ướt. Khi thiết kế nhà tắm, để tạo nên sự thuận tiện nhất cho người sử dụng thì phải chú ý sắp xếp các khu vực này thật hợp lý. 

Thông thường khu vực rửa sẽ được thiết kế đặt gần cửa vào phòng vệ sinh, tiếp theo là khu chức năng cầu và cuối cùng là khu chức năng tắm. Sự phân định không gian như vậy sẽ giúp cho việc bố trí các thiết bị vệ sinh hoặc thiết bị ngăn cách không gian dễ dàng hơn. 

Ngoài ra trong phòng vệ sinh thường sẽ không thiết kế cửa sổ, thay vào đó sẽ sử dụng các thiết bị quạt hút thông gió. Hiện nay trên thị trường có 2 loại: quạt hút thông gió âm tường và quạt hút âm trần nhà vệ sinh, quạt âm tường sẽ có công suất yếu hơn quạt âm trần, tuy nhiên hãy căn cứ vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại quạt hút phù hợp để sử dụng. 

Để thiết kế nhà vệ sinh sao cho thuận tiện sử dụng và đúng theo các quy tắc cơ bản, các bạn nên trao đổi với đơn vị thi công hoặc tham khảo ý kiến của các kỹ sư để được tư vấn và biết thêm những thông tin cần thiết để có được một nhà vệ sinh tốt nhất, mang lại sự thoải mái khi sử dụng. 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *