Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do vậy, để thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế nhanh nhất qua bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Các nguyên tắc khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh
- 2 Bảng mã ngành nghề kinh doanh theo quy định hiện nay
- 3 Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế nhanh nhất
- 4 Một số lưu ý về ngành nghề kinh doanh từ ngày 20/08/2018
- 5 Các câu hỏi thường gặp liên quan đến tra cứu ngành nghề kinh doanh
- 6 Kết luận
Các nguyên tắc khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Các ngành nghề kinh doanh được quy định theo Luật Doanh nghiệp, do đó, các doanh nghiệp phải nắm rõ những nguyên tắc áp mã ngành nghề trước khi thành lập công ty. Cụ thể như sau:
- Tự do kinh doanh các ngành nghề được Pháp luật cho phép.
- Chủ động lựa chọn ngành nghề, hình thức và địa bàn kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh quy mô và ngành nghề kinh doanh.
- Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi chọn các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư quy định và đảm bảo duy trì đầy đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động.
- Tuyệt đối không kinh doanh các ngành nghề bị cấm, ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi chưa đáp ứng được hoặc không đảm bảo duy trì các điều kiện đó trong quá trình hoạt động.

Bảng mã ngành nghề kinh doanh theo quy định hiện nay
Theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg, hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành bao gồm các nhóm ngành nghề kinh doanh chính sau:
Mã ngành | Tên nhóm ngành |
A | Nông, lâm và ngư nghiệp. |
B | Khai khoảng |
C | Công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế tạo |
D | Sản xuất, phân phối điện, khí đất, hơi nước, nước nóng và điều hòa không khí |
E | Cung cấp nước
Các hoạt động quản lý và xử lý rác, nước thải |
F | Xây dựng |
G | Buôn bán và bán lẻ
Sửa chữa mô tô, ô tô, xe gắn máy và xe động cơ khác |
H | Vận tải kho bãi |
I | Dịch vụ ăn uống và lưu trú |
J | Thông tin
Truyền thông |
K | Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm |
L | Hoạt động kinh doanh về bất động sản |
M | Hoạt động chuyên môn
Hoạt động công nghệ và khoa học |
N | Hành chính cùng với một số dịch vụ hỗ trợ |
O | Hoạt động Đảng Cộng Sản, các tổ chức chính trị – xã hội, quản lý nhà nước và an toàn an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc. |
P | Đào tạo và giáo dục |
Q | Y tế
Hoạt động trợ giúp xã hội |
R | Nghệ thuật, giải trí |
S | Các hoạt động dịch vụ khác |
T | Hoạt động làm thuê công việc trong các hộ gia đình
Sản xuất sản phẩm vật chất, dịch vụ tự tiêu dùng của các hộ gia đình |
U | Hoạt động của các cơ quan và tổ chức quốc tế |
Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế nhanh nhất
Có nhiều cách để tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế, nhưng nhanh nhất đó là tra cứu tại “Cổng thông tin Quốc gia” theo 2 bước dưới đây:
Bước 1
Truy cập vào trang web chính thức “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.

Bước 2
Nhập mã số thuế hoặc tên đầy đủ của công ty, doanh nghiệp vào ô tra cứu.

Sau khi nhập đúng thông tin, kết quả hiện ra sẽ là một số thông tin cơ bản của đơn vị như:
- Tên doanh nghiệp;
- Tên nước ngoài của đơn vị;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp;
- Tình trạng hoạt động;
- Loại hình doanh nghiệp;
- Họ tên người đại diện công ty theo Pháp luật;
- Ngày thành lập, địa chỉ của trụ sở chính, mẫu dấu và ngành nghề kinh doanh.
>>> Xem ngay: Quy mô doanh nghiệp là gì? Có mấy loại quy mô doanh nghiệp

Một số lưu ý về ngành nghề kinh doanh từ ngày 20/08/2018
Sau đây là một số lưu ý mà chủ doanh nghiệp cần nắm rõ:
Phải đăng ký khi thành lập mới hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh
Theo quy định mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 20/08/2018, các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hay muốn thay đổi ngành nghề thì phải đăng ký theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế ở Việt Nam.
Do đó, với các doanh nghiệp thành lập trước ngày 20/08/2018 muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh mới, đầu tiên phải mã hóa những ngành nghề đã đăng ký theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg (có thể thực hiện đồng thời cả 2 thủ tục đăng ký mã hóa và bổ sung ngành nghề trong cùng 1 bộ hồ sơ).
Cách nhận biết những mã ngành bị mã hóa khi tra cứu ngành nghề kinh doanh
Khi tra cứu ngành nghề kinh doanh, bảng danh sách ngành nghề của các doanh nghiệp có những màu khác nhau như màu xanh và đỏ thì doanh nghiệp phải mã hóa chúng.
Minh họa ở hình ảnh dưới đây:
Trong đó:
- Màu xanh: Ngành nghề kinh doanh đã bị thay đổi theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
- Màu đỏ: Ngành nghề kinh doanh đã bị xóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
Lưu ý: Để xem được các mã ngành đã hoặc cần mã hóa, bạn phải tạo một tài khoản đăng ký kinh doanh và gán chữ số công cộng tại Cổng thông tin Quốc gia.
>>> Tham khảo thêm: Cách tra cứu mã số thuế người phụ thuộc

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến tra cứu ngành nghề kinh doanh
Cách để tra cứu ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của doanh nghiệp?
Cách đơn giản nhất để tra cứu ngành nghề kinh doanh đã đăng ký đó chính là truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”, sau đó nhập mã số thuế hoặc tên công ty thì ngành nghề kinh doanh sẽ được hiển thị một cách đầy đủ.
Tra cứu ngành nghề kinh doanh để thành lập công ty bằng các cách nào?
Theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam quy định cụ thể tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg, doanh nghiệp có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng cách xem chi tiết danh mục và nội dung trong của Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam tại Phụ lục I và II được ban hành theo quyết định trên. Hoặc bạn có thể tra cứu qua website “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.
Những ngành nghề chưa đăng ký có được phép xuất hóa đơn không?
Đối với những ngành nghề chưa đăng ký vẫn được phép xuất hóa đơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đó trong 10 ngày kể từ khi có sự thay đổi. Nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Có thể đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh cùng lúc hay không?
Pháp luật hiện vẫn cho phép doanh nghiệp có quyền kinh doanh các ngành nghề mà Luật không cấm. Tuy nhiên, không phải ngành nghề kinh doanh nào cũng có thể đăng ký hoạt động được. Vì với những ngành nghề yêu cầu về vốn hoặc chứng chỉ ngành nghề,…doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện của ngành nghề đó mới có thể hoạt động.
Một lời khuyên dành cho các doanh nghiệp đó là chỉ nên đăng ký các ngành nghề dự kiến hoạt động, không đăng ký quá nhiều ngành nghề không liên quan hoặc thực sự không cần thiết.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin bổ ích mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể tự tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty mình một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn về Luật, hãy liên hệ với Công ty Cổ Phần tư vấn Trí Luật thông qua số hotline (028) 7304 5969 để được giải đáp tận tình nhé!