Cúm A H1N1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cúm A H1N1 từng gây đại dịch toàn cầu với tốc độ lây lan cao và mạnh, gây gánh nặng bệnh tật khủng khiếp. Vì vậy, cần nắm rõ triệu chứng của bệnh cúm này để kịp thời xử lý và phòng ngừa sốt virus cúm A gây ra. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh cúm A/H1N1 trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Contents
Cúm A/H1N1 là gì
Cúm A/H1N1 là một bệnh nhiễm trùng hô hấp do chủng virus H1N1 gây ra. Tên gọi H1N1 bắt nguồn từ protein kháng nguyên trên vỏ virus là hemagglutinin nhóm 1 (H1) và neuraminidase nhóm 1 (N1).

Trước đây, người ta từng gọi cúm A/H1N1 là “cúm lợn” vì nhiều nhà khoa học cho rằng bệnh có nguồn gốc từ lợn. Tuy nhiên, thực tế chủng virus này được kết hợp từ nhiều nguồn virus khác nhau như lợn, chim, người,… và gây ra bệnh cúm ở người. Đây là bệnh xuất hiện theo mùa, rất dễ lây lan và có thể gặp ở bất kỳ ai.
Bệnh cúm A H1N1 từng gây ra một đại dịch lớn trên thế giới (kể cả Việt Nam). Vì chúng lây nhiễm nhanh và gây nhiễm trùng đường hô hấp cho rất nhiều người trên thế giới vào năm 2009 nên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh cúm A H1N1 là một đại dịch tại thời điểm đó. Đến tháng 8 năm 2010, WHO công bố đại dịch này chấm dứt.
Nguyên nhân mắc bệnh cúm H1N1
Nguyên nhân thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm cúm H1N1 thường do họ đã tiếp xúc với người hay đồ vật đang nhiễm virus H1N1.
- Nếu bạn tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm H1N1 qua các hành động như: giao tiếp trực tiếp, hôn môi, quan hệ tình dục thì tỉ lệ nhiễm virus H1N1 là cực cao.
- Đối với đồ vật có chứa virus H1N1, khi tay bạn tiếp xúc với các đồ vật như bàn, ghế, giường đang là nơi “tạm trú” của virus H1N1, loại virus này sẽ di chuyển đến tay của bạn rồi khi tay tiếp xúc với mũi, mắt, miệng, virus sẽ xâm nhập vào phổi gây bệnh cúm H1N1.

Triệu chứng cúm A/H1N1 là gì?
Tương tự như cúm mùa, virus H1N1 cũng gây ra các triệu chứng như:
- Nhiễm virus cấp: Sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ khớp, đau đầu, choáng váng.
- Viêm hô hấp trên: Viêm họng, ngạt mũi, chảy nước mũi.
- Viêm phế quản, phổi: Thường ít gặp hơn
Khoảng 2 ngày kể từ ngày nhiễm virus và ủ bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng đầu nêu trên. Khoảng 5 ngày tiếp theo, các triệu chứng khác sẽ biến mất, tuy nhiên, cơ thể vẫn còn mệt mỏi và cơn ho vẫn còn dai dẳng. Tương tự như cách điều trị bệnh cúm mùa, bệnh nhân cần có chế độ ăn hợp lý và lành mạnh để đảm bảo sức khỏe trong giai đoạn này.
Đặc biệt, cần tìm hiểu cách trị cảm cúm cho bà bầu, trẻ nhỏ, người già và bệnh nhân mãn tính vì nếu nhiễm A/H1N1 có thể tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng như:
- Phổi có dấu hiệu tổn thương với biểu hiện suy hô hấp như khó thở hoặc thở nhanh.
- Xuất hiện một số biến chứng thứ phát như: viêm phổi, viêm xoang do bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn.
- Ở những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như tim mạch, máu, gan, thận, phổi thì bệnh tiến triển nặng hơn.
Ngoài các dấu hiệu để nhận biết cúm A/H1N1 thông thường như ho, sổ mũi, hắt hơi thì nhiều người thắc mắc rằng cảm cúm test nhanh covid có lên 2 vạch không. Thì câu trả lời là không thể.
Cách điều trị cúm A/H1N1
Đối với những bệnh nhân bị cúm nhẹ, không có biến chứng, người bệnh có thể điều trị cúm H1N1 tại nhà nếu có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, đối với những ca bệnh nặng, đang tiến triển phức tạp, người bệnh cần sớm nhập viện để được các bác sĩ điều trị.
Bệnh nhân cúm A nên được cách ly và nghỉ ngơi tại phòng riêng tối thiểu trong vòng 7 ngày tính từ thời điểm xuất hiện các triệu chứng. Ngoài ra, cần hạn chế ra ngoài nếu không có sự cần thiết, khi đi nhớ đeo khẩu trang và hạn chế tối đa chạm vào những đồ vật gia đình hay sử dụng để tránh lây bệnh.

Các loại thuốc kháng virus để điều trị cúm gồm: Oseltamivir (uống), Zanamivir (hít), Peramivir (tiêm),… Tùy trường hợp và mức độ của bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ đánh giá và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.
Cúm A/H1N1 có nguy hiểm không?
Cúm A/H1N1 là bệnh nguy hiểm do tỷ lệ lây lan rất nhanh và nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành đại dịch lớn. Thông thường người mắc bệnh cúm A/H1N1 sẽ tự khỏi trong chưa đến 2 tuần mà không cần can thiệp thuốc điều trị hoặc y tế. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nặng sẽ khiến bệnh nhân gặp các biến chứng nặng nề kéo dài như viêm phổi, ở những đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, đái tháo đường,…
Bệnh cúm A có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người. Nếu không được điều trị đúng cách, người có miễn dịch suy yếu sẽ càng dễ càng mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp các biến chứng nặng đến dẫn đến nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Phòng ngừa sốt virus cúm A như thế nào?
Để phòng tránh cúm lây lan, cần thực hiện các biện pháp để phòng tránh như: luôn che mũi, miệng mỗi khi ho và hắt hơi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi ho, hắt hơi. Tránh tiếp xúc với người bệnh và không đưa tay lên mắt, mũi, miệng… Luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, lau dọn thường xuyên để tránh virus có thể bám lên các bề mặt.

Bên cạnh đó, cúm A/H1N1 cũng có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vacxin từ sớm, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng để hỗ trợ trị bệnh cúm như PulmoAnti được chiết xuất từ các thảo mộc thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh cúm A, cũng như Covid-19. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm này, bạn hãy liên hệ ngay với VPO Pharco nhé.
Trên đây là bài viết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh cúm A H1N1 mà bạn có thể tìm hiểu để phòng ngừa cũng như chữa trị đúng cách để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.