Lợi ích của phần mềm DMS và CRM đối với doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không ứng dụng các phần mềm hiện đại vào công tác quản lý và vận hành thì chắc chắn sẽ sớm bị đào thải khỏi đường đua này. Chính vì thế mà phần mềm DMS vs CRM ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu tối đa chi phí. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Bài viết liên quan:
- Hàng tồn kho là gì? Mục đích của việc quản lý hàng tồn kho
- Hàng tồn kho là gì? Những điều cần biết về hàng tồn kho
- Ứng dụng mã vạch QR trong quản lý kho
Contents
Đôi nét về phần mềm DMS vs CRM
Phần mềm DMS vs CRM đều là hai trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề phức tạp trong khâu quản lý khách hàng, nhân sự, quản lý hàng hóa, phân phối sản phẩm, quy trình sản xuất.

Phần mềm DMS
Phần mềm DMS là phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kiểm soát các hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường. Toàn bộ quá trình từ sản xuất đến phân phối đều được cập nhật một cách chi tiết nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy doanh số bán hàng,..
Mục đích sử dụng phần mềm DMS là muốn hiện đại hóa phương thức quản lý kênh phân phối, thay thế phương thức quản lý thủ công bằng quy trình quản lý hiện đại.
Phần mềm này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối. Dù doanh nghiệp của bạn là Tập đoàn, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà phân phối thì cũng đều có thể sử dụng phần mềm này để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Phần mềm CRM
Phần mềm CRM là một công cụ được thiết kế nhằm giúp doanh nghiệp có thể mang đến các trải nghiệm khách hàng độc đáo, liên tục và đúng thời điểm. Qua đó cũng là cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng.
Doanh nghiệp quản lý hiệu quả các thông tin của khách hàng như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, tất cả các thông tin của khách hàng để tạo nên các chiến dịch marketing hoàn hảo.
Khác với DMS, phần mềm CRM có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực và được áp dụng với các quy mô từ vừa đến lớn.
Phần mềm DMS vs CRM hoạt động như thế nào trong một doanh nghiệp sản xuất và phân phối?
Tuy phần mềm CRM vs DMS mang đến giải pháp và những chức năng khác nhau nhưng khi kết hợp sử dụng cho doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả vượt trội. Điều này đã được rất nhiều doanh nghiệp kiểm chứng. Nếu áp dụng một cách khéo léo và thông minh, bạn vừa kiểm soát được nguồn hàng, quá trình sản xuất và xuất nhập khẩu đồng thời tiếp cận đúng đến đối tượng khách hàng mục tiêu.

Đối với phần mềm DMS
Phần mềm DMS của doanh nghiệp sẽ được đơn vị cung cấp phần mềm quản lý tập trung dữ liệu kênh phân phối trên hệ thống máy chủ. Doanh nghiệp tiến hành truy cập dữ liệu trên nhiều thiết bị khác nhau qua kết nối internet tại bất cứ đâu, bất cứ khi nào để sử dụng dữ liệu của mình.
Đội ngũ tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành DMS gồm: Nhà quản lý/Giám sát, Nhân viên sales thị trường, Kế toán/Thủ kho. Trong đó, đội ngũ sales đóng vai trò cốt lõi để kết nối doanh nghiệp với nhà phân phối và thị trường. Mọi hoạt động của đội ngũ sales sẽ được giám sát và theo dõi nhờ phần mềm DMS. Qua đó, các bộ phận sẽ tương tác với nhau theo quy trình làm việc chuẩn, minh bạch về dữ liệu để tạo nên một dòng chảy xuyên suốt cho sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thì phần mềm DMS sẽ là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc.

5 Lợi ích hàng đầu mà phần mềm DMS mang đến:
- Tiết kiệm chi phí quản lý hệ thống phân phối.
- Đo lường hiệu quả bán hàng.
- Nâng cao hiệu quả bán hàng.
- Thúc đẩy khả năng mua và tăng giá trị đơn hàng.
- Tăng độ hiệu quả của các chương trình tiếp thị.
>> Có thể bạn quan tâm: GESO là đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp phần mềm DMS hiệu quả cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đối với phần mềm CRM
Doanh nghiệp sẽ quản lý các thông tin về khách hàng một cách chi tiết và lưu trữ trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ vào một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân tích, hình thành một danh sách khách hàng tiềm năng. Đây là bước đệm quan trọng để bạn tạo ra nhiều chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý và thuận tiện hơn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thì khách hàng chính là các đại lý, điểm bán. Nếu tệp khách hàng nằm trong kênh bán hàng truyền thống thì sẽ gồm: cửa hàng bán lẻ nhỏ, cửa hàng tạp hóa, tiểu thương trong chợ truyền thống, chợ đầu mối,… Nhưng nếu tệp khách hàng nằm trong kênh bán hàng hiện đại thì sẽ gồm: hệ thống siêu thị, trung tâm phân phối, các khu trung tâm thương mại,…
Dựa vào đó ta cũng có thể nói, tính năng quản lý nhà phân phối, điểm bán của phần mềm DMS là một ứng dụng CRM thu nhỏ, chuyên biệt và phù hợp với các đơn vị phân phối.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp phải các vấn đề như thiếu sự tập trung dữ liệu, thiếu hiểu biết, khó khăn trong giao tiếp, khó chốt giao dịch khi đang di chuyển, tốn nhiều thời gian và tiền bạc mới có thể tạo ra doanh thu, khách hàng khó tính, không hài lòng dịch vụ. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo bạn cần nhanh chóng nâng cấp, cải thiện phần mềm CRM để kết nối các bộ phận với nhau một cách hiệu quả. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có thể tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng của mình và mang đến hiệu quả lâu bền.
Với phần mềm CRM, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra các chương trình marketing, chăm sóc khách hàng tiếp cận đúng đến đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các chức năng:
- Quản lý liên lạc, theo dõi các cuộc gọi điện trong công ty để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Giao dịch thư điện tử trong mạng lưới người sử dụng CRM, đồng thời dễ dàng giao dịch thư tín với bên ngoài nhờ khai báo các tài khoản POP3.
- Bạn cũng có thể tạo lập và phân tích thông tin để thuận tiện trong việc quản lý cũng như theo dõi các hạng mục công việc cần làm.
- Khai báo và quản lý hiệu quả các khách hàng thường xuyên giao dịch, quản lý các cuộc hẹn theo cấp độ quan trọng tăng dần. Đồng thời, ghi nhớ khách hàng là đối tác liên quan tới kế hoạch cần ưu tiên nào.
Như vậy, sự kết hợp giữa phần mềm DMS vs CRM là một trong những chiến lược quản lý hiện đại, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn cho thể làm chủ được thị trường nhờ sự hỗ trợ tuyệt vời từ hai phần mềm này. Bạn có thể liên hệ đến hotline của GESO để được các chuyên viên tư vấn một cách tận tình về tính năng của phần mềm và giúp bạn sở hữu một người bạn đồng hành hoàn hảo nhất!