Dụng cụ đo điện trở là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết

Sự ra đời của dụng cụ đo điện trở không chỉ giúp người dùng có thể hoàn thành tốt công việc của mình mà còn đảm bảo cho người dùng có thể làm việc, sinh sống một cách an toàn. Vậy, dụng cụ đo điện trở là gì? Cách sử dụng chi tiết như thế nào? Hãy cùng xem bài viết dưới đây cùng https://fen.vn/ để có câu trả lời nhé!

Dụng cụ đo điện trở
Dụng cụ đo điện trở

Dụng cụ đo điện trở là gì?

Điện trở (Resistor) là một linh kiện điện tử thụ động gồm 2 tiếp điểm kết nối, được sử dụng để điều chỉnh mức độ tín hiệu và nó có khả năng cản trở dòng điện chạy qua nhiều hay ít.

Trên thực tế, điện trở được cấu tạo từ nhiều thành phần riêng rẽ và có nhiều hình dạng khác nhau. Ngoài ra, điện trở còn có thể được tích hợp trong các vi mạch IC. Ngày nay, điện trở là loại linh kiện được sử dụng rộng rãi trong mạng lưới điện, các mạch điện.

Để có thể phân biệt các loại điện trở, nhà sản xuất đã ký hiệu trên đó, phân loại dựa vào khả năng chống chịu, trở kháng.

Dụng cụ đo điện trở cầm tay
Dụng cụ đo điện trở cầm tay

Nguyên lý đo điện trở 

Dụng cụ đo điện trở hoạt động dựa trên nguyên lý làm việc của các cuộn dây chuyển động. Khi 1 dây dẫn mang dòng điện được đặt trong từ trường, lúc này 1 lực cơ học được chạy qua bởi nó. Độ lớn và hướng của lực này sẽ phụ thuộc vào cường độ và hướng của dòng điện và từ trường.

Thực hiện đo trên điện môi của thiết bị cần kiểm tra. Thực tế điện môi là một chất cách điện và nó không cho dòng điện chạy qua. Tuy nhiên, cũng có một thực tế khác cho thấy rằng, không có chất cách điện nào là tuyệt đối, vì vậy người ta có thể thực hiện được một điện áp của máy vào điện môi.

Tiến hành áp một điện áp với điện môi và xác định dòng rò qua điện môi, áp dụng định luật Ohm để xác định điện trở cách điện của điện môi đó. Đây chính là nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo điện trở cách điện.

Cách đo điện trở cách điện bằng megaohm

Dưới đây là cách đo điện trở cách điện bằngđồng hồ megaohm mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Đảm bảo an toàn trước khi tiến hành đo

Trước khi tiến hành đo người dùng cần ngắt kết nối nguồn điện đi vào thiết bị điện và mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình đo.

Bước 2: Kiểm tra các thiết bị đo

Kiểm tra số lượng thiết bị cần đo và đánh dấu các loại máy móc có khả năng bị hư hỏng, hỏng hóc khi kiểm tra dưới mức điện áp lớn để đưa ra lựa chọn mức điện áp phù hợp.

Bước 3: Kết nối đồng hồ megaohm với thiết bị

Người dùng cần xác định chính xác vị trí để kết nối đồng hồ megaohm vào thiết bị cần đo. Cách kết nối megaohm với các thiết bị điện được áp dụng phổ biến như sau:

  • Đối với động cơ điện xoay chiều: Thực hiện nối một đầu của đồng hồ điện trở megaohm với vỏ động cơ điện AC và một đầu với công tắc nguồn. Nên ngắt kết nối các bộ phận thành phần để kiểm tra chúng riêng biệt, qua đó có thể xác định được vị trí của những điểm bị rò rỉ dòng điện.
  • Đối với các thiết bị điện khác: Đồng hồ megaohm sẽ được kết nối với dây dẫn như động cơ, bộ gia nhiệt,… và các bề mặt kim loại. 

Bước 4: Đo điện trở cách điện

Sau khi đã kết nối đồng hồ điện trở megaohm với thiết bị cần đo thì người dùng cần chờ khoảng 1 phút, giá trị đo sẽ hiển thị trên màn hình đồng hồ. Lúc này, người dùng sẽ ghi lại kết quả đo để phục vụ cho việc so sánh dòng rò qua các lần đo, bảo trì và bảo dưỡng thiết bị.

Những lưu ý trước khi đo điện trở bằng thiết bị đo

Trước khi đo bằng dụng cụ đo điện trở, người dùng cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Xác định các kết nối chính xác nhất, sử dụng bút đo hay dùng 2 điện cực 5 IB hoặc điện trở đồng tâm.
  • Xác định được bề mặt, cấu tạo của vật liệu cần đo để đưa ra phương án đo phù hợp nhất.
  • Xác định rõ các tiêu chuẩn đo nhiệt độ độ ẩm.

Dụng cụ đo lường điện gồm những loại nào?

Dưới đây là các dụng cụ đo điện trở, đo lường điện được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện, hệ thống điện.

Đồng hồ vạn năng – Đồng hồ đo điện trở, kiểm tra điện đa năng

Thiết bị đo điện trở vạn năng
Thiết bị đo điện trở vạn năng

Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo lường điện rất phổ biến, quen thuộc đối với các kỹ sư, thợ sửa chữa điện. Đúng như tên gọi của nó, thiết bị đồng hồ vạn năng này sở hữu đa chức năng, có thể dùng để đo dòng điện, đo điện áp, đo tần số, đo điện trở,… cho dòng điện cũng như các thiết bị điện.

Ampe kìm – Thiết bị đo và kiểm tra dòng điện chính xác

Ampe kế - dụng cụ đo điện trở được sử dụng phổ biến
Ampe kế – dụng cụ đo điện trở được sử dụng phổ biến

Kìm đo điện trở đất cũng là dụng cụ đo điện, đo dòng điện rất nhỏ gọn với nhiều công năng sử dụng khác nhau. Đây là thiết bị được sử dụng phổ biến cho nhiều lĩnh vực như trong gia đình, sửa chữa điện dân dụng, điện công nghiệp tại các nhà máy.

Đa số các loại ampe kìm ngày nay đều có khả năng đo dòng điện hiệu quả, đặc biệt một số loại còn có khả năng đo lên đến 2000A.

Với cách sử dụng đơn giản, chỉ cần người dùng chọn thang đo, kẹp dây cao và đọc kết quả đo được trên màn hình hiển.

Đồng thời, cách thức sử dụng cũng rất đơn giản. Chỉ cần chọn thang đo, kẹp dây cao và đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị.

Máy đo điện trở – Thiết bị đo lường điện hiệu quả

Dụng cụ nào để đo điện trở? Máy đo điện trở đất cũng được xem là thiết bị dùng để kiểm tra điện trở nối đất chính xác. Thiết bị hữu ích cho các hệ thống điện, hệ thống chống sét của khu dân cư, tòa nhà.

Máy đo điện trở này có nhiều thang đo và giới hạn điện trở đo rất lớn. Ngoài ra, máy đo đo điện trở này cũng có thể sử dụng để đo, kiểm tra, phân tích các vật liệu. 

Trên đây là các thông tin về dụng cụ đo điện trở mà mà chúng tôi chia sẻ, hi vọng sẽ giúp người dùng nắm được các kiến thức về dụng cụ đo điện trở và tìm được sản phẩm phù hợp với yêu cầu của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với http://patek.com.vn/ để được hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hình ảnh tác giả

MKT Team 4