Hóa chất là gì? Nhận biết hóa chất công nghiệp qua biểu tượng
Hóa chất nói chung và hóa chất công nghiệp nói riêng, tùy vào mục đích sử dụng mà có thành phần, cách sử dụng, cách bảo quản khác nhau. Bên cạnh đó sẽ có thêm những thông tin, thông số, kí hiệu dựa trên quy chuẩn chung thống nhất để tránh gây ra sự nguy hiểm. Hãy cùng cleantech tìm hiểu hóa chất là gì và cách “đọc” hóa chất một cách an toàn nhé!
Contents
Hoá chất là gì?
Hoá chất là một khái niệm bao quát. Trong hoá học, hóa chất hoặc chất hóa học là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phương pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học. Hóa chất có các trạng thái khí, lỏng, rắn và plasma.

Hóa chất công nghiệp là gì?
Hóa chất công nghiệp là hoá chất mang tính ứng dụng cao, phục vụ cho các hoạt động sản xuất, chế biến tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở… Nếu bạn đang tìm kiếm hóa chất cho doanh nghiệp, xem ngay bảng giá hóa chất công nghiệp.
Biểu tượng nhận biết các hoá chất công nghiệp
Biểu tượng cảnh báo vật lý

Sử dụng cho:
- Chất nổ không ổn định.
- Chất nổ thuộc nhóm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4.
- Chất tự phản ứng và hỗn hợp loại A, B.
- Peroxide hữu cơ loại A, B.

Sử dụng cho:
- Khí ga cháy, loại 1.
- Aerosol dễ cháy, loại 1, 2.
- Chất lỏng dễ cháy, loại 1, 2, 3, 4.
- Chất rắn dễ cháy, loại 1, 2.
- Chất tự phản ứng và hỗn hợp loại B, C, D, E, F.
- Chất lỏng tự cháy, loại 1.
- Chất rắn tự cháy, loại 1.
- Chất rắn cháy, loại 3.
- Chất lỏng cháy, loại 3.
- Chất tự làm nóng và hỗn hợp loại 1, 2.
- Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy loại 1, 2, 3.
- Peroxide hữu cơ loại B, C, D, E, F.

Sử dụng cho:
- Chất khí oxy hóa, loại 1.
- Chất lỏng oxy hóa, loại 1, 2, 3.
- Chất rắn oxy hóa, loại 1, 2, 3.

Sử dụng cho:
- Khí nén.
- Khí hóa lỏng.
- Khí hóa lỏng lạnh.
- Khí hoà tan.

Sử dụng cho:
- Chất ăn mòn kim loại loại 1.
Biểu tượng cảnh báo nguy hiểm sức khỏe

Sử dụng cho:
- Độc cấp tính (miệng, da, hô hấp), loại 1, 2, 3.

Sử dụng cho:
- Độc cấp tính (miệng, da, hô hấp), loại 4.
- Kích ứng da, loại 2, 3.
- Kích ứng mắt, loại 2A.
- Mẫn cảm da, loại 1.
- Độc tính cơ quan cụ thể sau một lần phơi nhiễm, loại 3.
- Kích ứng đường hô hấp.
- Các tác động ma túy.
Không sử dụng:
- Với ký hiệu “đầu lâu xương chéo”.
- Để chỉ kích ứng da hoặc mắt

Sử dụng cho:
- Mẫn cảm hô hấp, loại 1.
- Đột biến nguyên bào, loại 1A, 1B, 2.
- Tính gây ung thư, loại 1A, 1B, 2.
- Độc tính sinh sản, loại 1A, 1B, 2.
- Độc tính cơ quan đích sau một lần phơi nhiễm, loại 1, 2.
- Độc tính cơ quan đích sau phơi nhiễm lặp lại, loại 1, 2.
- Nguy hiểm hít vào, loại 1, 2.
Biểu tượng cảnh báo nguy hiểm môi trường

Sử dụng cho:
- Nguy hiểm tức thời cho môi trường thủy sinh, loại 1.
- Nguy hiểm lâu dài cho môi trường thủy sinh, loại 1, 2
Biểu tượng vận chuyển
Lớp 1: Chất nổ

Sử dụng cho chất nổ:
- Phân lớp 1.1: Các chất và vật phẩm có nguy cơ nổ hàng loạt.
- Phân lớp 1.2: Các chất và vật phẩm có mối nguy hiểm bắn ra nhưng không phải là nguy cơ nổ hàng loạt.
- Phân lớp 1.3: Các chất và vật phẩm có nguy cơ gây cháy, và hoặc là có nguy cơ gây nổ nhỏ hoặc là có nguy cơ bắn ra nhỏ hoặc là cả hai, nhưng không phải là nguy cơ nổ hàng loạt.
Lưu ý:
- Các dấu sao được thay thế bằng số lớp và mã tương thích.

Sử dụng cho:
- Các chất và vật phẩm được phân loại là chất nổ nhưng không có mối nguy hiểm đáng kể
Để bể bơi công cộng không là nguồn gốc gây bệnh cho người bơi, nước trong bể bơi cần được làm sạch thường xuyên bằng hóa chất chuyên dụng, liên hệ qua Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Cleantech bán hóa chất bể bơi

Sử dụng cho:
- Chất rất nhạy cảm có nguy cơ nổ hàng loạt.

Chất nổ:
- Không tuyên bố về nguy hiểm.
Lớp 2: Khí ga

Khí ga dễ cháy:
- Các khí ở 20 °C và áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa
- Có thể bắt lửa khi trong hỗn hợp từ 13% trở xuống theo thể tích với không khí.
- Có phạm vi dễ cháy với không khí ít nhất là 12%, không phụ thuộc vào giới hạn dưới dễ cháy.
Lưu ý:
- Biểu tượng, số lượng và đường ranh giới có thể được thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen.

Các khí:
- Là chất làm ngạt – loại khí thông thường pha loãng hoặc thay thế oxy trong không khí.
- Là chất oxy hóa – loại khí có thể, nói chung bằng cách cung cấp oxy, gây ra hoặc góp phần đốt cháy các vật liệu khác nhiều hơn so với không khí.
- Không thuộc các phân lớp khác.

Các khí:
- Được biết đến là rất độc hại hoặc ăn mòn với con người do gây ra nguy hiểm cho sức khỏe.
- Được coi là độc hại, ăn mòn cho người vì có giá trị LC50 bằng hoặc nhỏ hơn 5.000 ml/m³ (ppm).
Lớp 3 và 4: Các chất lỏng và chất rắn dễ cháy

Các chất lỏng dễ cháy
- Chất lỏng có độ chớp cháy dưới 60 °C và có khả năng duy trì sự cháy.
Lưu ý
- Biểu tượng, số lượng và đường ranh giới có thể được thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen.

Chất rắn dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ rắn đã khử nhậy.
- Chất rắn, trong điều kiện gặp phải trong giao thông vận tải, là dễ cháy hoặc có thể gây ra hoặc góp phần vào cháy thông qua ma sát; các chất tự phản ứng thuộc diện có khả năng trải qua một phản ứng tỏa nhiệt mạnh; các chất nổ rắn khử nhậy có thể phát nổ nếu không pha đủ loãng.

Các chất có khả năng bốc cháy tự phát.
- Các chất có khả năng nung nóng tự phát trong điều kiện bình thường gặp phải trong giao thông vận tải, hoặc làm nóng khi tiếp xúc với không khí, và sau đó là khả năng bắt lửa.

Các chất khi tiếp xúc với nước sinh ra các loại khí dễ cháy.
- Các chất, khi tiếp xúc với nước, có khả năng trở thành dễ cháy một cách tự phát hoặc sinh ra các loại khí dễ cháy với số lượng nguy hiểm.
Lưu ý:
- Biểu tượng, số lượng và đường ranh giới có thể được thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen.
Các lớp vận tải GHS khác

Chất oxy hóa
- Các chất, trong khi bản thân chúng không nhất thiết là có thể bắt cháy, nhưng có thể, nói chung bằng sinh ra oxy, gây ra, hoặc đóng góp vào, sự đốt cháy của các vật liệu khác.

Peroxide hữu cơ
- Các chất hữu cơ có chứa các cấu trúc -O-O- hoá trị hai và có thể được coi là dẫn xuất của hydroperoxide, trong đó một hoặc cả hai nguyên tử hidro được thay thế bởi các gốc hữu cơ.
Lưu ý:
- Các biểu tượng và đường ranh giới trên có thể được thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen.

Chất với giá trị LD50 ≤ 300 mg/kg (miệng) hoặc ≤ 1.000 mg/kg (da); giá trị LC50 ≤ 4.000 ml/m³ (hít phải bụi hay sương).

Các chất:
- Gây ra sự phá hủy độ dày toàn phần của mô da nguyên vẹn trong thời gian phơi nhiễm dưới 4 giờ.
- Thể hiện tốc độ ăn mòn trên 6.25 mm mỗi năm trên bề mặt hoặc thép hoặc nhôm ở 55 °C.
Các lớp vận tải không GHS



Qua bài viết trên, chúng ta biết được sự khác nhau giữa hoá chất và hóa chất công nghiệp thông qua khái niệm hóa chất là gì, bên cạnh đó biết được cách phân biệt các loại hóa chất bằng biểu tượng. Cleantech mong bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về hoá chất sau khi đọc xong bài viết này!