Theo dõi và quản lý những vấn đề, lỗi phát sinh xảy ra trong một dự án là việc vô cùng quan trọng, nhưng hiện nay có rất ít dự án quản lý kém hiệu quả. Với mong muốn đem đến cho các doanh nghiệp một giải pháp tốt hơn, quản lý chặt chẽ và dễ dàng hơn nên có sự ra đời của phần mềm JIRA. Vậy JIRA là gì? Ưu nhược điểm của phần mềm JIRA. Nếu doanh nghiệp bạn đang thiếu sót mảnh ghép này thì đây là bài viết dành cho bạn.
Contents
JIRA là gì?
Khái niệm
JIRA là một phần mềm ứng dụng dùng để theo dõi và quản lý lỗi sai hay vấn đề phát sinh trong dự án. Được phát triển bởi công ty phần mềm Atlassian của Australia. Cơ cấu hoạt động của JIRA dựa vào trọng tâm là kết quả công việc, có thể sử dụng ngay và linh hoạt khi sử dụng.

Tính năng cơ bản
- Quản lý, theo dõi tiến độ của dự án
- Quản lý lỗi, tính năng, công việc, những cải tiến hoặc bất kỳ vấn đề gì
- Hệ thống bộ lọc JIRA Query Language cho khả năng tìm kiếm một cách nhanh chóng
- Tùy từng dự án khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau, phần mềm sẽ xây dựng quy trình tương thích
- Có khả năng tích hợp các báo cáo thống kê với nhiều dạng biểu đồ tùy chỉnh khác nhau phù hợp với nhiều loại hình dự án khác nhau
- Liên kết và tích hợp một cách dễ dàng với các hệ thống khác nhau (như Email, Excel, RSS…)
- Hệ thống đa dạng sinh thái có thể chạy trên hầu hết các nền tảng phần cứng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu.
Tìm hiểu thêm: Một số phần mềm kế toán dùng cho nhiều công ty
Ưu và nhược điểm của phần mềm
Ưu điểm
- JIRA có chức năng phân quyền cực kỳ thông minh và chi tiết, không chỉ phân quyền cho dự án chung và còn phân quyền từng nhiệm vụ nhỏ
- Thao tác một chạm có thể tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau
- Hệ thống module và bộ công cụ phát triển bổ trợ cho phép tùy biến, mở rộng và tích hợp Jira vào trong hệ thống hiện tại
- Jira được phát triển sử dụng chuẩn HTML và được thử nghiệm với tất cả các trình duyệt phổ biến hiện nay.
- Đa dạng sinh thái sống có thể chạy trên mọi hệ điều hành, mọi phần cứng
- Mỗi màn hình trong Jira có một phiên bản có thể in đảm bảo việc luân chuyển bản cứng một cách dễ dàng
Nhược điểm
- Chi phí cao, doanh nghiệp sẽ được demo phần mềm trong vòng 7 ngày. Sau thời gian dùng thử nếu sử dụng chính thức phải tốn 10$ cho mỗi tháng và 10 tài khoản. Từ 11 đến 100 tài khoản chi phí sẽ đội lên 7$ mỗi tài khoản mỗi tháng.
- Thời gian setup khoảng 3 tháng, tốn kém nhiều thời gian và công sức chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn và dự án dài hạn, không phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Ngôn ngữ tiếng Anh, chưa có sự đa dạng về ngôn ngữ. Bên cạnh đó, nhưng thuật toán thông minh vẫn còn khá cầu kỳ, khó xử dụng
- Quy trình làm việc còn phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức và tìm hiểu kỹ lưỡng.

Các thuật ngữ cần biết
Nhược điểm lớn nhất cũng chính là rào cản của phần mềm này đó chính là chỉ có duy nhất một ngôn ngữ tiếng anh. Để thuần thuật các thao tác và nắm bắt các thuật ngữ chuyên ngành chính xác nhất đừng quên tìm hiểu qua những thuật ngữ này nhé.
- Sprint: Một vòng lặp ngắn hạn (lý tưởng là 2-4 tuần) mà đội phát triển thực hiện đầy đủ các công việc cần thiết như lập kế hoạch, phân tích yêu cầu, thiết kế, triển khai để cho ra các phần nhỏ của sản phẩm.
- Backlog: Danh sách tập hợp các user stories, bugs và tính năng cho một sản phẩm hoặc sprint.
- Scrum: Một phương pháp Agile, nơi sản phẩm được xây dựng theo các lần lặp đi lặp lại trong một sprint.
- Scrum of Scrums: Một kỹ thuật để mở rộng quy mô Scrum, các dự án đa đội – theo truyền thống gọi là program management.
- Board: Công cụ dùng để hiển thị hoạt động công việc trong một quy trình làm việc cụ thể. Nó có thể thay đổi thích ứng với các phương pháp Agile khác nhau (ví dụ, một bảng Scrum sẽ hiển thị các công việc được di chuyển từ product backlog đến sprint backlog, trong khi đó một bảng Kanban thường có một quy trình làm việc ba bước: To do, In Progress, và Done
- Burndown Chart: Hiển thị số lượng ước tính và thực tế cho tổng số công việc phải hoàn thành trong một sprint.
- Daily stand-up: Là một cuộc họp nhỏ 15 phút trước khi bắt đầu ngày làm việc, giúp mọi thành viên nắm bắt toàn bộ công việc của ngày hôm qua.
- Epic: Đại điện cho một user story lớn và cần phải được chia thành các story nhỏ. Người dùng có thể phải chạy nhiều sprint để hoàn thành một epic.
- Issue: Một đơn vị công việc (task, bug, story, epic) trong Jira, hoạt động trong một quy trình từ khởi tạo đến khi hoàn thành.
- Swimlane: Phân loại các công việc để xem xét công việc nào nên tiến hành trước.
- Velocity: Đo lường khối lượng công việc mà một đội có thể xử lý trong một thời hạn nhất định.
- Cumulative Flow Diagram (CFD): Một biểu đồ thể hiện các trạng thái khác nhau của các mục công việc trong một khoảng thời gian cụ thể. Cột ngang x trong CFD định nghĩa là thời gian, và cột dọc y là mục công việc (issue). Mỗi vùng màu của biểu đồ tương đương với trạng thái luồng công việc (ví dụ một cột trong bảng).
- Iteration: Dự án sẽ được thực hiện trong các phân đoạn lặp đi lặp lại.
- Wallboard: Một bảng (viết tay hoặc điện tử) lớn được đặt tại vị trí dễ thấy thể hiện dữ liệu quan trọng về hoạt động của đội development.

Báo cáo
Ngôn ngữ, thuật toán phức tạp là những nhược điểm của JIRA. Tuy nhiên, một ưu điểm mà JIRA làm rất tốt so với tất cả các phần mềm còn lại đó chính là việc xuất ra nhiều mẫu báo cáo khác nhau. Các mẫu báo cáo được tổng hợp và mã hóa giúp người quản lý có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và có cái nhìn tổng quan nhất.
Quả nhiên, JIRA là một mảnh ghép công nghệ không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Góp phần giúp doanh nghiệp quản lý dự án trơn tru và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều lần so với những cách làm thông thường, đem lại hiệu quả cao, tuyệt đối. Đây chỉ là một trong những mảnh ghép quan trọng để tìm hiểu thêm những mảnh ghép còn lại hãy truy cập đường link Fast.com.vn nhé!
Đọc thêm: Top 6 các phần mềm erp hiện nay bạn nên biết