Khu chế xuất là gì? Khu công nghiệp là gì? Có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho hai khái niệm này. Tại sao có một số doanh nghiệp lại lựa chọn xưởng chế xuất. Và tại sao có một số doanh nghiệp lại lựa chọn khu công nghiệp. Liệu rằng đặc trưng giữa hai khu này như thế nào? Về sự phổ biến thì khu công nghiệp được đánh giá là phổ biến hơn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nước ngoài lại thường lựa chọn xưởng chế xuất. Để biết lý do cho sự lựa chọn đó, bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp. Hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Contents
Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp
Về khái niệm
Khu chế xuất là gì? Đây là khu vực dành cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Tính chuyên dụng ở khu vực này cao hơn. Đồng thời, trong khu vực xưởng chế xuất còn có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất – nhập khẩu. Có thể nói, xưởng chế xuất đặc trưng cho lĩnh vực giao thương, xuất – nhập khảu.

Khu công nghiệp là gì? Khu công nghiệp khá dễ hiểu. Đây là khu vực dành cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng công nghiệp. Hoặc là những dịch vụ nhằm phục vụ cho hoạt động công nghiệp. Ở các khu công nghiệp, các công ty Việt Nam hay nước ngoài đều có thể hoạt động miễn là chấp hành quy định chung.
Tóm lại, cả hai khu này đều là những khu vực được sử dụng với mục đích hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ. Không có người dân sống trong hai khu vực này. Và chúng thường tập trung tại những vùng lãnh thổ rộng lớn, ít dân cư sinh sống. Mỗi khu vực sẽ được vận hành theo chuẩn thức riêng thông qua quy định của pháp luật.
Vai trò
Nếu như nhìn nhận sâu sắc hơn, ta có thể thấy khu chế xuất là một phần của khu công nghiệp. Vì vây, ngoài tính đặc trưng, thì vai trò của hai khu vực này tương đối giống nhau. Vai trò chung của hai khu này đó là:
Thu hút nguồn vốn đầu từ trong nước và ngoài nước
Việc hình thành những khu công nghiệp phức hợp tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư. Đây là vai trò lớn nhất trong toàn bộ những ưu điểm được kể đến. Nhà nước thành lập các khu vực này với nhiều chính sách hỗ trợ. Họ biến những khu công nghiệp trở thành nơi khai thác vốn. Nếu như nhận được càng nhiều sự đầu tư, thì tình hình kinh tế đất nước ngày càng phát triển. Có thể thấy rõ nhất là giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động.

Kích thích phát triển các loại hình công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp,…
Sự quan tâm đầu tư từ các nước khác trên thế giới là cơ hội để Việt Nam học hỏi. Về trình độ khoa học kỹ thuật, về phương pháp kinh doanh sản xuất. Thông qua quá trình hội nhập, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu những giá trị kinh doanh từ nhiều nước khác.
Cả hai khu vực đều là công cụ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của tổng thể quốc gia. Thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục đích hình thành
- Khu công nghiệp: Nhằm thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
- Khu chế xuất: Chỉ tập trung vào hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là phục vụ cho hoạt động xuất – nhập khẩu.
Chính sách nhà nước
Với mỗi khu, thì Nhà nước sẽ có quy định về chính sách ưu đãi khác nhau. Đối với khu công nghiệp, thì chính sách ưu đãi ở mức cơ bản. Thường là chính sách giảm thuế hai năm đầu và 50% trong vòng 4 năm kế tiếp. Tuy nhiên, đối với khu chế xuất thì lại có nhiều ưu đãi hơn. Ngoài chính sách ưu đãi cơ bản, một số ưu đãi riêng có thể kể đến đó là:
- Miễn thuể trong vòng hai năm và miễn 50% thuế trong 4 năm tiếp theo (QĐ khoản 4, Điều 19, Thông tư số 78/2014/TT-BTC).
- Không cần nộp các khoản thuế doanh thu, thuế xuất khẩu với các mặt hàng xuất ra nước ngoài.
- Miễn phí hoàn toàn phí thuê đất trong khu công nghiệp trong vòng 7 năm (điểm b, khoản 3, điều số 19, Nghị định 46/2014/NĐ-CP)
- Được Nhà nước hỗ trợ về các thủ tục hải quan, xuất – nhập khẩu,…
- Các nguyên vật liệu, đều sẽ được nhập khẩu với số lượng không giới hạn.
- Được sử dụng các cơ sở hạ tầng tốt nhất và trợ cấp chi phí về giá điện nước.

Một số khu công nghiệp và khu chế xuất tiêu biểu ở Việt Nam
- Khu công nghiệp: KCN Đông Nam, Tân Phú Trung, Sonadezi Châu Đức, Hiệp Phước, Lương Sơn, Phù Ninh, Phước Đông, Mai Sơn, Đề Thám, Thuận Thành, Tân Trường, Cộng Hòa,…
- Khu chế xuất: KCX Tân Thuận, Hiệp Phước, An Hạ, Bình Chiểu, Cát Lái II, Linh Trung I, II, III,…
Bài viết trên vừa chia sẻ đến các bạn một số thông tin về khu công nghiệp và khu chế xuất. Mỗi khu vực đều sẽ mang lại những lợi ích và cơ hội phát triển khác nhau. Hi vọng qua bài biết, bạn có thể hiểu rõ hai khu vực này. Đồng thời, nếu bạn có nhu cầu thì có thể tìm thấy được khu vực phù hợp với doanh nghiệp của mình. Để được tìm hiểu hoặc cần tư vấn thêm về các khu vực công nghiệp hay chế xuất, liên hệ ngay với chúng tôi tại: mytoan.com.vn