Những loại móng bạn nhất định phải biết khi xây nhà

Nội - Ngoại thất

Móng nhà là một trong những bộ phận quan trọng không được phép bỏ qua trong xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà. Đây là bộ phận có chức năng nâng đỡ phần công trình phía trên, giúp ngôi nhà đứng vững trong thời gian dài sử dụng, ngôi nhà có vững hay không còn phải phụ thuộc vào phần móng này. Móng nhà có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc, đặc điểm của từng loại công trình để chọn loại móng thích hợp đảm bảo cho công trình bền chắc, không bị sụt lún hay nứt vỡ.

Dưới đây là một số các loại móng nhà mà bạn cần phải biết trước khi xây nhà cũng như cách phân biệt, nhận biết chúng để đánh giá hiệu quả phù hợp cho từng loại công trình khác nhau và đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Các loại móng nhà phổ biến thường được sử dụng hiện nay

Móng công trình thường được phân làm 2 loại chính là móng nông và móng sâu, dựa theo độ sâu chôn vào đất, móng sẽ có tác dụng chịu tải khác nhau. Với móng nông thì có các loại móng sau:

Móng đơn 

Móng nông có đặc điểm là chịu tải nhỏ, với nền đất tốt thì cho khả năng chịu tải trung bình. Móng đơn hay còn được gọi với nhiều cái nên khác nhau như móng cột, đế cột, móng trụ, móng độc lập; đây là loại móng đỡ một cột thường được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện… Móng được xây dựng nằm riêng lẻ thường sẽ có hình chữ nhật, vuông hoặc tròn… móng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc kết hợp 2 loại, móng này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho công trình.

Móng băng

Móng băng hay còn gọi là móng liên tục là loại móng được thiết kế thành dạng một dải dài màng độc lập hoặc có thể giao cắt với các phần móng khác tạo thành hình chữ thập để nâng đỡ tường hoặc cột nhà. Khi xây móng theo loại này, người ta cần đào móng quanh khuôn viên công trình hoặc song song với nhau trong khuôn viên đó, móng được sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở vì đặc điểm là móng này dễ thi công hơn các loại móng đơn và lún đều.

Móng bè

Móng bè hay móng toàn diện là móng được thiết kế trải rộng dưới toàn bộ công trình nhằm làm giảm áp lực mà công trình tạo lên nền đất. Đây là móng nông thường được sử dụng trên nền đất yếu, hoặc dùng cho những công trình lớn chịu tải trọng nặng.

Không cần phải đào hố móng hoặc đào một phần sau đó đưa móng hạ xuống độ dâu thiết kế, móng sâu có khả năng chịu tải lớn, phù hợp sử dụng cho những công trình có tải trọng lớn có nền đất tốt nằm ở tầng sâu:

Móng cọc

Móng sâu hay còn được gọi là móng cọc, đây là loại móng được dùng để truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền đất, móng này bao gồn cọc và đài cọc, khi thi công người ta sẽ đóng hạ những cây cọc xuống sâu trong tầng đất để tăng thêm khả năng chịu lực cho móng. Trước đây sử dụng cọc tre nhiều để gia cố nền đất dưới công trình, nhưng hiện nay người ta sử dụng cọc làm bằng bê tông cốt thép để chịu tải tốt hơn và bền vững hơn.

Phân loại móng theo cách chế tạo

Căn cứ theo cách chế tạo, người ta đã phân ra 2 loại móng là móng lắp ghép và móng đổ toàn khối:

Móng lắp ghép là loại móng được chế tạo sẵn các cấu kiện sau đó các cấu kiện này sẽ được chuyển đến công trình để thực hiện lắp ghép, loại móng này có chất lượng rất tốt nhưng không được sử dụng phổ biến vì để vận chuyển được cấu kiện đến công trình tương đối phức tạp.

Móng đổ toàn khối sử dụng nguyên liệu chính là bê tông, bê tông cốt thép và bê tông đá hộc, loại móng này được sử dụng phổ biến hơn cho nhiều loại công trình.

Các vật liệu thường được sử dụng để làm móng

Hiện nay các loại móng được sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau để tạo nên độ bền chắc và chịu lực tốt hơn cho móng như: đá hộc, bê tông, bê tông cốt thép, gạch, thép… Tùy theo từng loại vật liệu được sử dụng, móng sẽ có các đặc điểm cũng như khả năng chịu lực khác nhau.

– Móng đá hộc có cường độ lớn, được sử dụng nhiều ở những vùng có sẵn vật liệu

– Móng bê tông và bê tông cốt thép được sử dụng rất phổ biến trong các loại công trình, với đặc điểm là có cường độ cao, khả năng chịu lực tốt và tuổi thọ dài.

– Móng gạch thường được sử dụng cho nền đất tốt có mực nước ngầm nằm sâu, ứng dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ.

– Móng thép là loại móng được sử dụng không nhiều vì dễ bị phá hủy do nước trong đất hoặc nước ngầm xâm thực.

Bạn nên nắm rõ các thông tin này để lựa chọn loại móng phù hợp cho công trình của mình, hoặc nếu chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất nên sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói uy tín để được hỗ trợ tư vấn thi công công trình một cách tốt nhất khiến cho bạn an tâm nhất.

Xem thêm bài viết khác:

=>> Vải địa kỹ thuật

=>> Màng chống thấm hdpe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *