Phân bón hữu cơ là một loại phân được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt hiện nay. Hãy cùng Ecoclean tìm hiểu khái niệm phân hữu cơ là gì? Ưu – nhược điểm, phân loại và cách dùng phân hữu cơ để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé!
Contents
Khái niệm phân hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là các loại có nguồn gốc từ chất thải động vật, tàn dư thân lá cây, các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, thụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn,…
Phân hữu có rất tốt cho cây trồng và môi trường bởi chứa các thành phần lành tính.
Ưu điểm và nhược điểm của phân hữu cơ là gì?

Ưu điểm
- Cải tạo đất trồng
- Chứa nhiều dưỡng chất có lợi giúp cây phát triển tốt hơn
- Cân bằng các vi sinh vật trong môi trường đất
- Giúp đất tơi xốp và tăng độ ẩm
- Làm cho kết cấu của đất chặt chẽ hơn
- Hạn chế việc đất bị xối mòn
- Tiết kiệm chi phí, thời gian cho người trồng
- Bảo vệ môi trường
- An toàn cho sức khỏe con người
Nhược điểm
- Khó xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng
- Có mùi khó chịu
- Thời gian phân hủy lâu
Các loại phân hữu cơ được ưa chuộng nhất hiện nay
Cách phân loại phân hữu cơ trên thị trường hiện nay như sau:
Phân hữu cơ truyền thống

Có nguồn gốc thành phần là từ phân của gia cầm, gia súc, rác thải nhà bến, sinh hoạt, phụ phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, lá hoặc thân cây,…
Phân bón truyền thống có ưu điểm là chứa nhiều khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động lại khá lâu và hàm lượng dưỡng chất cũng khá thấp.
Có thể kể đến các loại như phân chuồng, phân xanh, phân rác.
Phân chuồng
Là loại phân làm từ phân với nước tiểu của động vật. Phân chuồng chứa nhiều loại đa, trung và vi lượng. Các dưỡng chất này cung cấp chất mùn để tái tạo chất lượng đất trồng. Ngoài ra phân chuồng còn giúp tăng độ xốp, độ ẩm và độ phì nhiêu cho đất, giúp rễ cây bám chặt vào đất và tăng trưởng tốt hơn.
Phân xanh
Nguyên liệu chính của loại phân này là từ lá, thân hoặc cành cây, được ủ bằng cách chôn tươi xuống đất.
Ưu điểm lớn nhất của loại phân hữu cơ này là gì? Đó là giúp cải tạo tình trạng đất canh tác, giảm xối mòn và thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
Phân rác
Là loại phân bón được chế biến từ phế phẩm nông nghiệp như: lá cây, rơm rạ được ủ theo kỹ thuật ủ truyền thống.
Phân rác có các ưu điểm như giá thành nguyên liệu rẻ, dễ kiếm, tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất,…
Phân bón hữu cơ chế biến bằng kỹ thuật công nghiệp

Đây là loại phân bón được chế biến bởi quy trình công nghiệp với nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau. Theo thời gian, loại phân bón này ngày càng phát triển nhờ vào thành tựu của công nghệ khoa học – kỹ thuật hiện đại.
Phân bón vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ khoáng,… đều là những loại phân hữu cơ được sản xuất bằng kỹ thuật công nghiệp.
Phân bón vi sinh
Có nhiều loại vi sinh vật có lợi trong phân bón vi sinh. Ví dụ như vi sinh vật cố định đạm, đối kháng, phân hủy cellulose, đối kháng,…
Phân bón vi sinh giúp tăng trưởng hệ vi sinh vật có trong môi trường đất, tăng kết cấu đất và hấp thụ các chất khó hấp thụ.
Phân hữu cơ sinh học
Được chế biến bằng cách lên men khi trộn các chất hữu cơ pha với một hoặc nhiều nhóm vi khuẩn có lợi khác.
Phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dưỡng chất cao, giúp tăng sức đề kháng và hạn chế sâu bệnh gây hại cho cây.
Phân bón hữu cơ khoáng
Các chất hữu cơ và nguyên tố khoáng vô cơ như N, P, K là thành phần cấu tạo chính của loại phân bón này. Lợi ích nổi bật nhất của loại phân này là tỷ lệ hàm lượng dưỡng chất cao, dễ hấp thụ.
Cách để bón phân hữu cơ hiệu quả là gì?

Trong trồng trọt, phân hữu cơ chủ yếu được dùng cho việc bón lót. Vì vậy nên bón vào giai đoạn cây trồng vừa chớm nở. Đối với các loại cây lâu năm thì nên bón vào giai đoạn trước khi cây ra hoa.
Phương pháp bón lót chuẩn
Rải đều phân bón hữu cơ vào đất. Tiến hành cày xới để trộn đều phân và đất, cũng giúp tăng độ tơi xốp cho đất. Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể bón theo hốc hoặc theo hàng cây rồi mới rắc 1 lớp đất mỏng lên trên.
Cách bón thúc cho cây
Bạn có thể đào rãnh hoặc bón phân gần với gốc cây. Sau đó rải 1 lớp đất mỏng và tưới ẩm đất để phân được thấm vào đất nhanh hơn.
Để được tư vấn và hỗ trợ thêm các vấn đề có liên quan đến Phân hữu cơ là gì? thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại https://uphanhuuco.com/