Rác dệt may là một trong những vấn đề đang được quan tâm xử lý hiện nay, các loại vải vụn, vải thừa, vải hỏng lỗi mốt bị bỏ đi ở các cơ sở may thường không biết được sử dụng để làm gì, chủ yếu có thể sử dụng để làm dẻ lau, hoặc đem đốt bỏ… Tuy nhiên việc đốt phế liệu vải sẽ phát sinh thêm nhiều khí độc ra môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như môi trường sống xung quanh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự tiến bộ của con người, hiện nay đã có nhiều biện pháp thích hợp và tốt hơn cho loại phê liệu này. Dưới đây là một số cách tái chế phê liệu vải thường được sử dụng hiện nay
Contents
Phế liệu vải là gì?
Phế liệu vải ở đây chính là những phần vải vụn, vải thừa phế phẩm của ngành may mặc, trong quá trình đo may quần áo sẽ có những phần vải nhỏ bị dư ra bắt buộc phải bị cắt bỏ, những phần vải này không thể dùng để may các loại đồ khác và phải bỏ đi. Trước đây các loại phế liệu vải này không được quan tâm chú trọng sử dụng vì nghĩ nó là rác thải, cùng lắm thì có thể sử dụng để nhồi làm ruột gối hay nệm nhưng có độ cứng quá cao khiến người dùng không thoải mái nên cũng không quá phổ biến.
Sau khi các cơ sở may mặc thu gom lại thường là đem vứt ra môi trường hoặc đem đốt, tuy nhiên số lượng vải bỏ ngày một nhiều, nếu cứ tiếp tục duy trì tịnh trạng này thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường. Vấn đề này khiến cho nhiều người phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết, từ đó có những giải pháp tái chế các loại phế liệu vải này và mang lại nhiều hiệu quả cũng như ứng dụng được cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị thu mua phế liệu vải để phục vụ cho các hoạt động tái chế giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường cũng như bảo vệ cho môi trường sống của chúng ta xanh sạch đẹp hơn, tránh khỏi ô nhiễm.
Những cách tái chế phế liệu vải phổ biến hiện nay
Làm đồ dùng gia dụng
Vải vụn sau khi thu gom sẽ được phân loại dựa trên tính chất, đặc điểm, chất liệu khác nhay để tạo ra các loại vật dụng thích hợp khác nhau. Nhiều công ty đã tận dụng những phần vải vụ bỏ đi này để tạo thành các loại đồ gia dụng mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống như miếng lót nồi, nhắc nồi, cây lau nhà, đồ chùi chân, vỏ gối… Từ những miếng vải vụn, các người thợ đã tạo ra những đồ dùng mang giá trị sử dụng bằng nhiều cách khác nhau và tạo nên giá trị kinh tế to lớn.
Làm các sản phẩm thời trang
Những loại vải vụn có kích thước lớn hơn một chút, có màu sắc và họa tiết đẹp mắt sẽ được ưu tiên phân loại để sử dụng làm các loại túi thời trang vải, dây buộc, hay đồ quần áo cho trẻ em có kích thước nhỏ. Chỉ cần phối hợp các họa tiết vải cho đẹp mắt là đã có thể dễ dàng tạo ra đươc những tác phẩm thời trang lạ mắt hợp thời trang từ họa tiết, màu sắc cho đến chất liệu đều được thiết kế cho phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Làm sản phẩm handmade
Một cách phổ biến để tái chế phế phẩm vải vụn đó chính là sử dụng là đồ chơi cho thiết nhi như đồ cho búp bê, gấu bông, bóng vải… ngoài ra, loại này còn được ứng dụng vào sản xuất các thiết bị giảng dạy cho thiếu nhi vô cùng tinh xảo. Những hình nộm bằng vải với nhiều màu sắc sinh động, bắt mắt sẽ khiến cho các học sinh nhỏ cảm thấy thích thú và kích thích trí não phát triển tốt hơn, bên cạnh đó sử dụng vải vụn để làm các món quá handmade và đồ lưu niệm cũng rất được ưa chuộng.
Làm sợi bông nhân tạo
Các tái chế công nghiệp và được sử dụng để tái chế phần lớn các loại phế liệu vải đó là dùng để làm sợi bông nhân tạo, sau khi các loại phế liệu vải được tập kết lại tại các nhà máy, thì sẽ được đưa vào các loại máy móc, thiết bị hiện đại để tách chúng thành các sợi bông nhân tạo dùng làm gối, chăn, thú nhồi bông…
Nếu sử dụng vải vụn ban đầu để nhồi làm gối hay gấu bông sẽ đem lại cảm giác rất cứng và khó chịu, gây ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái của người sử dụng, nhưng khi được chuyển thành chất liệu bông nhân tạo thì chúng đã trở nên mềm mại hơn, khi nhồi vào các vật dụng cũng đem đến sự thoải mái cho người sử dụng chúng.