Sơn tĩnh điện

Tìm hiểu về nguyên lý và ứng dụng của sơn tĩnh điện

Dịch vụ

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe đến những sản phẩm là có sơn tĩnh điện, tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết loại sơn đó là gì. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ công nghệ sơn tĩnh điện cũng như những ưu nhược điểm của loại sơn này.

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 2 loại chất dẻo phổ biến trong sơn tĩnh điện là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng. 

Có hai dạng sơn tĩnh điện là dạng khô và dạng ướt:

  • Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox…
  • Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ…
Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện

Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện hoạt động dựa vào nguyên lý là tạo ra lớp phủ trên bề mặt vật liệu bằng cách sử dụng súng phun sơn. Phun lớp phủ đã được tích điện lên bề mặt vật liệu rồi đem đi nung nóng. Lúc này, bột sơn sẽ chảy ra và bám vào lớp bề mặt vật liệu tạo nên một liên kết bền vững.

Thiết bị được sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện gồm có súng phun sơnhệ thống dây chuyền tự động.  Doanh nghiệp còn cần phải đầu tư thêm buồng phun sơn, thu hồi sơn, buồng hấp, buồng sấy, máy nén khí, máy tách ẩm và bồn hóa chất. Để xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn và đảm bảo được nguyên lý và quy trình sơn tĩnh điện

Đặc tính sử dụng

  • Không sử dụng dung môi: không gây ô nhiễm môi trường. Ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau (công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng…)
  • Dễ dàng lưu trữ.
  • Không yêu cầu công nhân có tay nghề cao 
  • Dễ dàng tự động hoá tiết kiệm được chi phí nhân công
Đặc tính sử dụng
Đặc tính sử dụng

Lợi điểm của công nghệ sơn tĩnh điện

Về kinh tế

– 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư được thu hồi để sử dụng lại). 

– Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.

– Không cần sơn lót.

– Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm

Về đặc tính sử dụng

– Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng ( súng tự động). 

– Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.

Về chất lượng

– Tuổi thọ thành phẩm lâu dài

– Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết

– Độ bóng cao

– Màu sắc phong phú và có độ chính xác …

Và còn rất nhiều lợi điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy.

Nhược điểm của sơn tĩnh điện

Thay đổi màu sắc: nguy cơ bị trộn lẫn hạt bột sơn không sử dụng. Điều đó làm cho việc kết hợp màu thiếu chính xác.

Chi phí xây dựng hệ thống: Chi phí ban đầu cao do phải dùng súng phun và bộ nguồn nén khí. 

Ngoài ra, công nhân phải có nhiều kinh nghiệm và biết rõ quy trình phun sơn thì mới có thể làm việc trong hệ thống. Do đó, doanh nghiệp cần phải tốn thêm chi phí nhân công, chi phí đào tạo nhân công

Cách sơn tĩnh điện 

Vì không thể thực hiện sơn tĩnh điện tại nhà nên bạn cần tìm dịch vụ phun sơn tĩnh điện uy tín. Thông thường, sơn tĩnh điện thường được thực hiện các bước sau: 

Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Đầu tiên là xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn để làm sạch dầu mỡ công nghiệp hoặc rỉ sét trên bề mặt kim loại 

Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Sấy khô bề mặt thiết bị trước kia khi sơn sau thời điểm kiểm tra hóa chất bắt buộc phải được xử lý khô trước khi sơn, lò sấy khô thiết kế mang chức năng sấy khô hơi nước nhằm mau lẹ đưa vật sơn hàng hóa vào sơn. 

Tiến hành sơn sản phẩm

Sản phẩm sau thời gian xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào phòng phun cùng với hệ thống thu hồi sơn. 

Buồng phun sơn có 2 loại:

Loại 1 chỗ phun sơn tĩnh điện, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.

Loại 2 súng phun sơn: Vật sơn chuyển dời trong băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun để sơn.

Sấy khô sản phẩm

Sấy sơn tĩnh điện là quy trình cuối cùng để hoàn thành ra thành phẩm, thời gian sấy sơn mất khoảng 30 phút. 20 phút đầu là để nhiệt độ lên đủ từ 180-200 độ C. Và 10 phút sau là để ủ sơn cho chín sơn.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện

  •  Là phương pháp hoàn thiện hoàn hảo khi một bộ phận cần hoàn thiện chắc chắn và bền, chịu được va đập và mài mòn.
  • Nó có thể được thực hiện với bất kỳ màu nào, và nhiều loại hoàn thiện khác nhau từ bóng, kim loại, phẳng, bóng,… 
  • Thậm chí có thể đi kèm với các đặc tính đặc biệt như chống vi khuẩn cho các ứng dụng y tế hoặc chống vẽ bậy cho sử dụng ngoài trời.

Thành Phẩm

  • Khoảng 10-15 phút là tạo ra thành phẩm nhanh. 
  • Tuổi thọ trung bình sản phẩm cao (4 – 5 năm)
  • Có khả năng cách điện

Nó iúp ta tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong sản xuất, chi phí nhân công và sản phẩm khi sử dụng sơn tĩnh điện gặp nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu khi qua thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.

Nếu quý khách có nhu cầu sơn tĩnh điện, đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay với Hoàng Hiệp Thành để được hỗ trợ và tư vấn với giá tốt nhất. Hotline: 0931150668

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *