Vải kate là gì là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm và đi tìm câu trả lời. Trên thị trường hiện nay có nhiều chất liệu vải khác nhau có thể kể đến như: Kate, Denim, Kaki, Cotton,… Mỗi loại vải điều có những đặc tính, ưu và nhược điểm riêng. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vải kate là gì và những vấn đề liên quan.
Contents
Vải kate là gì?
Về vải kate, chúng ta có thể hiểu đây là loại vải thuộc nhóm vải tổng hợp, được liên kết chặt chẽ giữa các sợi cotton (sợi bông tự nhiên) và PE (sợi nhân tạo), với tỉ lệ thích hợp, khoảng 65% sợi cotton và 35% Polyester. Như vậy, vải kate sở hữu đồng thời hai loại sợi trên, mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái khi mặc nên được nhiều người quan tâm và lựa chọn.

Vải kate được dệt theo các họa tiết và kiểu dáng khác nhau và khá đa dạng như vải trơn, vải sọc, vải caro. Ngày nay, loại vải này được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang. Đồng thời, chúng cũng được dùng để may chăn, ga, gối, đệm, màn,… phục vụ nhu cầu trang trí nội thất của nhiều người tiêu dùng.
Ưu và nhược điểm của vải kate
Sau khi đã hiểu rõ vải kate là gì, chúng ta cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của vải kate ngay sau đây.
Ưu điểm:
- Có khả năng thấm hút tốt hơn polyester nên sẽ là lựa chọn hàng đầu để may các loại trang phục sử dụng trong thời tiết nóng bức, đổ nhiều mồ hôi, hay phải thường xuyên vận động, hoạt động thể thao ngoài trời.
- Bề mặt vải mịn, phẳng, không bị nhăn nhất là với những loại vải kate có thành phần cotton ít hơn polyester sẽ giúp việc giặt ủi trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Thậm chí, nếu bạn biết một số mẹo nhỏ khi giặt và phơi khô, bạn có thể không cần phải là quần áo nhưng vẫn có thể thẳng tắp, tươm tất.
- Vải kate sử dụng chất liệu từ thiên nhiên (cotton) nên rất thân thiện, không gây kích ứng da người dùng.
Nhược điểm:
- Dễ bay màu nếu thường xuyên phơi dưới ánh nắng trực tiếp.
- Độ co giãn không cao.
- Những loại vải kate kém chất lượng thường mỏng hơn so với bình thường.
- Vải kate chất lượng có giá thành tương đối cao.
Cách nhận biết vải kate

Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại vải, vì vậy bạn cần biết cách nhận biết thì mới lựa chọn được loại mình mong muốn. Sau đây là cách nhận biết vải kate bạn có thể sử dụng khi cần:
- Nhận biết bằng tay: Khi sờ vào vải có cảm giác mịn, mát: vò vải không bị nhăn.
- Nhận biết bằng cách đốt mẫu vải Kate: Bạn có thể lấy một mẫu nhỏ vải kate rồi đốt cháy, vải kate sẽ có thoang thoảng mùi nhựa bay lên tùy thuộc vào tỉ lệ thành phần của sợi PE (sợi nhân tạo) trong vải nhiều hay ít. Sau khi đã được đốt cháy, tro vải sẽ có một phần được vón cục và một phần tan mịn.
Cách sử dụng và bảo quản vải kate bền lâu theo thời gian
Vải kate chất lượng là thế nhưng để duy trì vải cũng như trang phục được làm từ loại vải này bền lâu hơn với thời gian thì chúng ta cần biết cách sử dụng và cách bảo quản đúng. Bạn đã biết chưa? Sau đây là một vài mẹo sử dụng và bảo quản vải kate mà bạn có thể áp dụng:

- Khi giặt giũ quần áo, bạn chỉ nên giặt quần áo bằng nước lạnh, tốt hơn bạn có thể lộn ngược trang phục vào bên trong để hạn chế vấn đề vải bị xù lông làm giảm chất lượng và mất thẩm mỹ.
- Khi quần áo bị dính bẩn, bạn nên xử lí riêng vết bẩn trước khi cho vào máy giặt, điều này giúp tránh được trường hợp vết bẩn bị lan rộng hơn.
- Chỉ nên phơi vải kate ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên, không quá gắt để quần áo, các sản phẩm khác từ chất liệu này không bị bay màu.
- Khi là quần áo, chúng ta cần chú ý đến nhiệt độ vì vải kate có các sợi PE dễ bắt nhiệt. Nếu không chú ý dễ dẫn đến trường hợp quần áo bị co nhúm hay cháy xém khi là.
- Hạn chế giặt quần áo bằng máy giặt nếu trang phục của bạn làm từ chất liệu kate có chất lượng chưa cao vì rất dễ bị nhàu nát.
Giá thành của vải kate
Thông thường, giá thành của vải kate sẽ được xác định dựa vào từng loại mẫu mã, xuất xứ, nguồn gốc.Trong đó, mức giá của loại thấp nhất được bán trên thị trường hiện nay có thể dao động từ 25.000 – 30.000 đồng/m2.
Như vậy, bài viết trên đây của Hải Nguyễn VINA đã chia sẻ đến bạn vấn đề vải kate là gì? Ưu và nhược điểm của vải kate cùng một số thông tin liên quan khác. Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin về loại vải này. Chúc bạn có thể tìm được loại vải kate phù hợp cho trang phục của mình nhé.