Y tá và điều dưỡng đều là những ngành nghề trong lĩnh vực y học. Phần lớn mọi người cho rằng hai ngành nghề này là như nhau, thế nhưng sự thật không phải như thế. Vậy chúng khác nhau như thế nào, cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm ra sự khác biệt thú vị này nhé.
Contents
Định nghĩa về y tá và điều dưỡng
Trước khi bước vào tìm hiểu sự khác nhau của y tá và điều dưỡng, chúng ta cùng đi tìm khái niệm của hai ngành nghề này để có thể hiểu thêm về chúng.
Định nghĩa về điều dưỡng
Điều dưỡng là người đảm nhận các công việc chăm sóc chuyên nghiệp như ngăn ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, chăm sóc người có bệnh, ốm yếu, sắp mất. Đồng thời, điều dưỡng cũng tham gia vào việc quản lý các bệnh nhân và hệ thống y tế cũng như giáo dục, định hình chính sách y tế,…

Để trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp, bạn phải trải qua quá trình đào tạo bài bản và chuyên sâu mới có thể đủ nghiệp vụ để bắt đầu công việc.
Định nghĩa về y tá
Y tá là những người thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh dựa theo hướng dẫn của bác sĩ tại các bệnh viện và trung tâm y tế.
Y tá không được đào tạo chuyên sâu như điều dưỡng. Bạn chỉ cần nắm vững một số nghiệp vụ cơ bản và được đào tạo sơ cấp là đã có thể bắt đầu công việc rồi.
Y tá có phải là điều dưỡng hay không?
Một trong những thắc mắc được mọi người quan tâm nhiều nhất là điều dưỡng có phải là y tá không?

Nếu như trước đây khi chúng ta đi vào các bệnh viện, nhìn thấy người mặc áo blouse có màu trắng, khi ấy ta có thể hiểu họ là y tá hoặc bác sĩ. Tuy nhiên, ngày nay còn có sự xuất hiện thêm của điều dưỡng nên nhiều người chưa hiểu rõ về hai ngành nghề này.
Như vậy điều dưỡng có phải là y tá hay không? Câu trả lời là không phải, hai ngành nghề này có nhiều điểm khác biệt mà bạn có thể tìm hiểu ngay sau đây.
Y tá và điều dưỡng khác nhau ở điểm nào?
Sau đây là những điểm khác biệt thú vị về điều dưỡng và y tá có thể bạn chưa biết:
Nhiệm vụ nghề nghiệp
Sự khác biệt đầu tiên của hai loại chức danh này chính là nhiệm vụ nghề nghiệp trong y khoa.
Y tá
Nhiệm vụ của chức vụ y tá chính là hỗ trợ các y, bác sĩ trong việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Điều này có thể hiểu là y tá sẽ làm việc một cách thụ động thông qua việc tuân theo y lệnh từ bác sĩ.
Điều dưỡng
Nhiệm vụ của điều dưỡng không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ theo các y lệnh của bác sĩ mà còn phải biết lắng nghe và thấu hiểu một số lĩnh vực khác như giáo dục, y học, tâm lý, giao tiếp,… để có thể áp dụng vào công việc chăm sóc người bệnh giúp quá trình làm việc dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, điều dưỡng còn đảm nhận một số công việc khác như: đón tiếp và hướng dẫn người bệnh làm các thủ tục hành chính khi đến thăm khám, bổ sung thuốc trực, ghi chép các số liệu, chỉ số, xây dựng kế hoạch chăm sóc, theo dõi các triệu chứng ở bệnh nhân,…
Thời gian đào tạo
- Y tá: Thời gian đào tạo của y tá là 9 – 18 tháng.
- Điều dưỡng: Thời gian đào tạo của điều dưỡng là 3 năm với trình độ cao đẳng và 4 năm với trình độ đại học.
Hệ đào tạo

Cả hai ngành nghề điều dưỡng và y tá điều phải được đào tạo bài bản bởi tính chất công việc có liên quan đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, hệ đào tạo sẽ có sự khác biệt phụ thuộc vào mỗi chương trình của các trường, có hai hệ đào tạo là bậc cao đẳng và bậc đại học.
Tuy vậy, với nhu cầu ngày càng cao, nhiều y tá và điều dưỡng có thể học lên Thạc sĩ hay Tiến sĩ để nâng cao chuyên môn phục vụ công việc tốt hơn.
Nên học điều dưỡng hay học y tá?
Ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ yêu thích ngành y vẫn còn lăn tăn không biết nên chọn nghề y tá hay điều dưỡng. Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, các bạn cần biết rõ khái niệm về hai loại ngành nghề này, sự khác biệt giữa chúng và lắng nghe mong muốn của bản thân là gì để tìm ra nghề nghiệp phù hợp nhất.
Về thắc mắc này, mặc dù Hải Nguyễn VINA không thể cho bạn câu trả lời cụ thể rằng bạn nên chọn nghề nào nhưng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hai ngành trên. Thông qua đó, bạn có thể đưa ra quyết định đúng về nghề nghiệp trong tương lai của mình rồi.
Tóm lại, cả hai ngành y tá và điều dưỡng đều là những ngành danh giá, có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe, tính mạng cho người bệnh dù giữa chúng có một vài điểm khác biệt. Bài viết đã thông tin đến bạn sự khác biệt thú vị này. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về hai ngành nghề này và có lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân nhé.